Google sử dụng trí tuệ nhân tạo để dự đoán thời điểm bệnh nhân qua đời

Google sử dụng trí tuệ nhân tạo để dự đoán thời điểm bệnh nhân qua đời

Theo Bloomberg, các nhà nghiên cứu Stanford vừa phát triển một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có thể dự đoán được thời điểm tử vong của bệnh nhân ở bệnh viện với độ chính xác 90%.

Một phụ nữ bị tràn dịch màng phổi được các bác sỹ dự đoán là chỉ có 9,3% nguy cơ tử vong. Nhưng Trí thông minh Nhân tạo (AI) của Google lại dự đoán nguy cơ tử vong là 19.9%. Người phụ nữ qua đời sau đó vài ngày.

Mặc dù ý tưởng dự đoán cái chết của một người nghe rùng rợn hơn là hấp dẫn, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng ý nghĩa dự án xuất phát từ một nguyên nhân cao quý: giúp chúng ta chăm sóc bệnh nhân vào những ngày cuối đời được chu đáo hơn.

Bởi lẽ những người mắc bệnh giai đoạn cuối luôn cần được chăm sóc đặc biệt nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời giảm các triệu chứng và căng thẳng tâm lý.

Về cách thức thực hiện, AI của Google sử dụng các mạng nơron, đã được chứng minh hiệu quả trong việc thu thập dữ liệu và sau đó sử dụng chúng để tìm hiểu và phân tích. Theo Bloomberg, công nghệ của Google có thể “dự báo một loạt các kết quả bệnh nhân, bao gồm cả tỷ lệ tái nhập viện và thời điểm tử vong”.

Thuật toán của Google có thể đọc được các ghi chú trong các file PDF hoặc chữ viết tay nguệch ngoạc của bác sỹ để đưa ra các chuẩn đoán và xác định “các vấn đề cần giải quyết”. Điều này sẽ giúp các bác sỹ đưa ra phác đồ điều trị chuẩn xác hơn.

Trong một bài báo đăng trên arXiv, nhóm đã trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu, cho thấy hệ thống AI này đã lọc thông tin từ các hồ sơ y tế điện tử, thông tin chẩn đoán, phim chụp cắt lớp, các loại thuốc sử dụng và ca phẫu thuật được thực hiện của khoảng 160.000 bệnh nhân ở độ tuổi trưởng thành và trẻ em từ bệnh viện Stanford và Lucile Packard để đưa vào thử nghiệm.

Khi được yêu cầu dự đoán trong số 40.000 bệnh nhân sẽ tử vong trong vòng 3 đến 12 tháng tới, hệ thống dự báo đúng tỉ lệ tử vong trong 90% trường hợp.

Tuy nhiên công nghệ của Google làm nảy sinh một loạt các mối quan tâm về đạo đức về cách nó được sử dụng và ai được tiếp cận với nó. Các quyết định về bảo hiểm cho bệnh nhân hoặc việc bệnh viện phân bổ giường là những ví dụ rõ ràng về các tình huống có khả năng xảy ra.

Nhiều ý kiến cho rằng nếu AI cho ra kết quả sai lầm thì một số bệnh nhân ngẫu nhiên có thể nhận được quá trình chăm sóc tốt hơn so với những người đang thực sự cần điều đó.

Kenneth Jung, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi không phủ nhận vai trò của bác sĩ và cho rằng sự can thiệp của thuật toán cộng với đạo đức của con người sẽ giúp cho mọi lĩnh vực, không riêng gì y tế, phát triển bền vững hơn”.

Theo doisongphapluat.com

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với