IoT – Xu hướng khởi nghiệp năm 2017

Internet of Things (IoT) là lĩnh vực còn tương đối mới tại Việt Nam, vì vậy rất tiềm năng cho tất cả những ai có sự sáng tạo, nhiệt huyết và niềm đam mê công nghệ.

Thực tế cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng IoT là nhờ cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, cùng với đó là chi phí sản xuất thấp.

Nhiều cá nhân và tổ chức đã và đang hướng tới cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực IoT để từ đó cho ra đời những sản phẩm dịch vụ độc đáo, ngày càng hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

Với sự phát triển như vũ bão của Internet, công nghệ không dây và công nghệ vi cơ điện tử, Internet of Things – IoT đang trải qua giai đoạn bộc phát, góp phần tạo dựng nên giai đoạn tiếp theo cho một thế giới hiện đại, văn minh. Đó là viễn cảnh mà khi đó mọi vật dụng trong cuộc sống đều có thể kết nối với nhau thông qua mạng Internet, với những chức năng giao tiếp tương tác để phục vụ nhu cầu con người.

Hay nói cách khác, IoT đã và đang làm thay đổi cách con người giao tiếp, kinh doanh cũng như thay đổi cách con người làm sống, làm việc và cả giải trí, kết nối.

Tại Việt Nam, trong khoảng 5 năm trở lại đây, IoT đã bước đầu được ứng dụng trong một số lĩnh vực của cuộc sống, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức rời rạc, chưa đồng bộ.

Cho đến năm 2015, IoT được nhắc đến nhiều trong các hội thảo, hội nghị về xu hướng công nghệ. Những lợi ích và tiềm năng phát triển của IoT là rất lớn, ở đâu có kết nối ở đó đều có khả năng xuất hiện các thiết bị IoT mang đến giá trị thông qua việc truyền tải và trao đổi thông tin, dữ liệu. Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp cũng như cộng đồng khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam.

Khởi nghiệp công nghệ ở Việt Nam chưa bao giờ lại sôi động như hiện nay. Dễ hay khó khi khởi nghiệp IoT đang là vấn đề được các doanh nghiệp và các startup rất quan tâm. Theo kết quả khảo sát do Gartner công bố hồi đầu năm 2016 thì có tới 64% doanh nghiệp được hỏi sẵn sàng với IoT và mỗi ngày có 5,5 triệu vật mới được kết nối.

Viện Nghiên cứu McKinsey Global Institute dự báo đến năm 2025 tác động của IoT lên nền kinh tế toàn cầu đạt mức 6.200 tỷ USD. Đây chính là cơ hội rất lớn cho các nhà khởi nghiệp IoT trong tương lai.

Tại Việt Nam cũng đã có những hoạt động hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực IoT một cách đúng hướng và thực chất, trong đó có thể kể đến như các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của Bộ KHCN, Sở KHCN TP.HCM, các diễn đàn, các câu lạc bộ sinh hoạt trong lĩnh vực IoT và đặc biệt là Cuộc thi khởi nghiệp “IoT Startup” do Vườn ươm Doanh nghiệp Khu công nghệ cao (SHTP-IC) tổ chức.

Năm 2016 vừa qua, cuộc thi đã thu hút được hơn 80 dự án có chất lượng tham gia và các dự án đoạt giải sau cuộc thi đã đạt được những kết quả thương mại hóa thành công ban đầu như dự án Đèn đường thông minh S3 triển khai thành công giải pháp tại Khu Công nghệ cao TP.HCM và tại các dự án Khu đô thị ở TPHCM hay dự án Khóa cửa thông minh GLock cũng đã thương mại hóa thành công sản phẩm của mình và được thị trường đón nhận rất khả quan.

Các dự án IoT đoạt giải tại Cuộc thi IoT Startup 2016.

Trong năm 2017, IoT hứa hẹn tiếp tục sẽ là một xu hướng khởi nghiệp thu hút được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam.
Nếu bạn có đam mê công nghệ và sự sáng tạo trong IoT, hãy khởi nghiệp ngay bây giờ, làm những điều bạn thích, sáng tạo ra các sản phẩmthông minh phục vụ cho xã hội.

Cuộc thi IoT Startup năm 2017 đang đến gần sẽ là cơ hội lớn dành cộng đồng khởi nghiệp IoT Việt Nam.

Theo PCWorld

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị