Mạng 5G được kỳ vọng sẽ làm thay đổi cả thế giới

Mới xuất hiện từ năm 2019 nhưng mạng 5G đã gây ấn tượng với tốc độ cao, băng thông rộng và độ trễ thấp hơn so với mạng 4G, được kỳ vọng sẽ làm thay đổi cả thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Chỉ cần vài giây để tải xuống một bộ phim, phát video có độ phân giải 8K chỉ trong nháy mắt, gọi video với hình ảnh cực rõ nét, chơi game với đồ họa “khủng” mà không sợ các lỗi truyền tải… là những trải nghiệm ban đầu ấn tượng mà mạng 5G mang lại. Nhưng, sẽ không chỉ dừng lại ở đó, công nghệ mạng 5G đang hứa hẹn sẽ tạo ra những bước đột phá nhờ tốc độ và khả năng kết nối ưu việt hơn, giúp cuộc sống ngày càng thuận tiện, đặc biệt là trong kỷ nguyên của IoT và AI.

Nhà thông minh, thành phố thông minh

Tốc độ đường truyền nhanh, phủ sóng rộng hơn 4G nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định (có thể phủ sóng ổn định cho 1 triệu thiết bị trong phạm vi 1 km2, trong khi với 4G là 2.000 thiết bị), mạng 5G cho phép trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp nhận và xử lý nhiều thông tin hơn cùng lúc. Nhờ đó, hệ thống sản xuất tự động hóa sẽ được hoàn thiện với độ chính xác và năng suất cao hơn. Với 5G, hàng triệu thiết bị IoT có thể dễ dàng kết nối, công nghệ nhà thông minh sẽ mang thêm nhiều trải nghiệm thú vị cho người dùng. Chẳng hạn như, tủ lạnh có thể yêu cầu trợ lý ảo đặt thêm thực phẩm, thức ăn khi sắp hết, nhiệt kế sẽ tự nhắc rèm cửa kéo lên khi cần… Việc vận hành thành phố thông minh cũng sẽ dễ dàng hơn với 5G.

mang-5g-duoc-ky-vong-se-lam-thay-doi-ca-gioi-15G sẽ giúp nhà thông minh tiến thêm một bước phát triển mới? (Ảnh minh họa internet)

Giao thông vận tải

Công nghệ 5G cũng sẽ làm thay đổi ngành giao thông vận tải. Singapore, Hong Kong đã ứng dụng 5G vào xây dựng hệ thống vận tải thông minh, các công ty công nghệ như Tesla, Uber, Google, Apple thì đang nghiên cứu tích hợp 5G vào xe tự lái. Độ trễ thấp của 5G giúp xe có thể tiếp nhận và xử lý thông tin một cách cực nhanh khi đang di chuyển với tốc độ cao. Chúng có thể đồng bộ dữ liệu với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông và những chiếc xe khác đang vận hành trên đường, nhờ đó tự vận hành một cách an toàn.

Thực tế ảo

Thực tế ảo, thực tế tăng cường ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như giải trí – du lịch, kiến trúc, giáo dục, thương mại dịch vụ, khoa học kỹ thuật và cả nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, thực tế ảo đòi hỏi tốc độ mạng cao, băng thông rộng để có thể tải và xử lý đồ họa một cách mượt mà. Công nghệ mạng 5G được kỳ vọng sẽ đáp ứng tốt các nhu cầu đó và giúp AR/VR ngày càng phát triển hơn trong tương lai.

mang-5g-duoc-ky-vong-se-lam-thay-doi-ca-gioi-25G được kỳ vọng sẽ giúp thực tế ảo “thổi bay” không còn nỗi lo về internet (Ảnh minh họa internet)

Dịch vụ giải trí

Các dịch vụ giải trí như xem phim, nghe nhạc trực tuyến… ngày càng bùng nổ một cách mạnh mẽ. Để đáp ứng nhu cầu của người dùng, chất lượng phim cũng ngày càng được cải thiện, từ chế độ Full HD lên 4K, rồi 8K… Tốc độ cao của mạng 5G sẽ giúp những chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng truyền tải phim chất lượng cao hoặc nghe nhạc trực tuyến chất lượng cao một cách mượt mà. Việc tải phim cũng nhanh hơn nhiều khi tốc độ tải xuống của 5G theo lý thuyết nhanh hơn 4G đến 20%. Ngoài ra, dịch vụ giải trí game online cũng sẽ hưởng lợi nhờ mạng 5G khi độ trễ chỉ khoảng 1s (so với 4G là khoảng 70s), đáp ứng tốt cho các game cần phản xạ nhanh như bắn súng, đua xe online…

Y tế, chăm sóc sức khỏe

Mạng 5G sẽ giúp hệ thống liên lạc tại các bệnh viện hoạt động tốt hơn, các thiết bị y tế, công cụ chẩn đoán được kết nối với nhau một cách nhanh chóng hơn. Đặc biệt, mạng 5G sẽ vô cùng hữu ích cho các cuộc hội chẩn từ xa, các ca phẫu thuật với robot hoặc đào tạo nghiệp vụ trực tuyến thông qua mô hình thực tế ảo. Ngoài ra, trong xu hướng phát triển các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe trực tuyến, tốc độ cao của 5G sẽ giúp nâng cao chất lượng các cuộc gọi video, rút ngắn khoảng cách giữa bác sĩ và bệnh nhân.

Trong kỷ nguyên IoT và AI, công nghệ 5G có thể phát huy sức mạnh không tưởng của mình. Các chuyên gia vẫn đang tìm cách khai thác nhiều hơn tiềm năng của nó, đồng thời tìm cách để ngăn chặn các khả năng tấn công an ninh mạng – một lo ngại của giới công nghệ vì với khả năng kết nối rất nhiều thiết bị của mạng 5G, tin tặc sẽ có thêm nhiều “cửa hậu” để tấn công hệ thống internet và các thiết bị thông minh.

Nguồn: Tổng Hợp

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với