Ấn Độ mở trường cập nhật kiến thức về ‘Cách mạng Công nghiệp 4.0’

- in Tổng Hợp
Để nắm chắc cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 khởi nguồn từ thời đại Internet, các quốc gia cần phải thực hiện một cuộc cách mạng giáo dục nhằm chuẩn bị tinh thần cho công dân của mình.

Chúng ta đang ở trong một thời đại mà sự phát triển của công nghệ đã đi đến mức quá nhanh và tương lai Internet of Things (IOT – vạn vật kết nối internet) không còn xa nữa. Những kiến thức mà hệ thống giáo dục hiện nay đang trang bị cho con em chúng ta sẽ lạc hậu chỉ trong vài năm tới, khi mà tốc độ phát triển tri thức được đẩy lên cấp số nhân.

Chính vì sự phát triển bùng nổ đó, kiến thức mà chúng ta nhận được từ nhà trường sẽ không còn hữu dụng trong vài năm tới. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ thế hệ kế tiếp của chúng ta cần trang bị kiến thức để họ có thể sống, làm việc và làm chủ xã hội trong một thế giới công nghiệp từ 10 đến 20 năm nữa.

Tại Ấn Độ Auronya College là cơ sở giáo dục đầu tiên được mở nhằm thực hiện hóa vấn đề khám phá Giáo dục 4.0, qua đó chuẩn bị thế hệ lãnh đạo kế thừa cho đất nước này trong bối cảnh phát triển mới của thế giới.

Đột phá

Theo những nhà sáng lập Auronya College Giáo dục 4.0 không chỉ là tập trung vào “những gì được dạy” mà còn phải giả định một phương pháp tiếp cận đa dạng để “tạo cách dạy kiến thức”. Đây sẽ là một mô hình đầy đột phá phù hợp với xu hướng tương lai, phát triển và cá nhân hóa giáo dục nhằm giúp những người trẻ trang bị đủ kiến thức để có thể sống, làm việc và phát triển trong tương lai.

“Khi chúng ta đang chuẩn bị giáo dục những lãnh đạo tương lai của thế kỷ 21, chúng ta không thể sử dụng phương pháp luận của thế kỷ 20 vì vậy chúng ta cần phải có sự đột phá”, ông Abhaya Kumar, Chủ tịch điều hành Auronya College giải thích vì sao Giáo dục 4.0 phải là bước đi đột phá.

“Khi những rào cản giữa con người, máy móc và công nghệ bị phá bỏ chúng ta cần phải  xác định giáo dục dành cho các thế hệ tiếp theo là giữ nguyên các giá trị, niềm tin và hiểu biết sâu sắc để cho chúng ta trở thành “con người”. Đây là bản chất của Giáo dục 4.0″, ông Kumar nói thêm.

Abhaya Kumar cho rằng bản thân Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cơ hội lớn và cũng là thách thức lớn nhất trong lịch sử nhân loại, vì vậy con người cần phải là chủ thể trung tâm của tương lai nhất là những thế hệ tiếp theo của chúng ta. Trước những cơ hội và thách thức từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 con người cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức, khả năng tư duy cần thiết.

“Tốc độ phát triển của công nghệ đang thay đổi theo cấp số nhân và việc áp dụng công nghệ vào cuộc sống, kinh doanh đang mang lại cho chúng ta những cơ hội to lớn. Đó là xác định lại xã hội, sức khỏe và hành vi của chúng ta. Đi kèm với những cơ hội lớn là những thách thức lớn. Thách thức đầu tiên là việc làm thế nào để chúng ta sử dụng các công nghệ robot, in 3D, thực tế ảo một cách hợp lý trong khi vẫn đảm bảo sự hòa nhập xã hội của mình.

Thứ hai là thách thức mất việc làm do Cách mạng Công nghiệp 4.0. Người ta dự đoán rằng ít nhất 50% việc làm sẽ mất do phát triển công nghệ. Thế hệ hiện tại lại được giáo dục như thế nào để chuẩn bị cho việc tăng trưởng kiến thức theo cấp số nhân, những khả năng và kỹ năng cần thiết trong 10 – 15 năm tới?”, ông Kumar chia sẻ.

Con người là chủ thể

“Con người là người sáng tạo, cố vấn và phát hiện mọi kiến thức. Ví dụ, chúng ta ngừng gửi thư không chỉ vì chúng ta ghét hệ thống bưu chính. Đơn giản chỉ là vì chúng ta phát minh ra một cách giao tiếp hữu hiệu hơn là email. Dù có là khoa học địa chất, máy tính lượng tử, robot học, trí thông minh nhân tạo hay bất kỳ môn học nào đi chăng nữa thì chúng tôi sẽ tập trung phát triển kiến thức tương lai và vẫn giữ được các giá trị và niềm tin cốt lõi cho sinh viên”, Tiến sĩ Indira Parekh – nhà sáng lập Auronya College nói về giá trị cốt lõi mà trường của ông sẽ dạy trong thời gian tới.

“Nó (Giáo dục 4.0) sẽ chuẩn bị cho sinh viên hiểu những biến đổi trong bối cảnh toàn cầu. Họ sẽ trải nghiệm những quan điểm thay đổi, sự không chắc chắn trong môi trường toàn cầu, đất nước và tìm hiểu cách quản lý, giải quyết thông minh sự thay đổi này. Giáo dục cho tương lai có nghĩa là phương pháp sư phạm và nội dung giáo dục phải được thiết kế lại. Những gì chúng ta đã làm trước đây có thể phù hợp bây giờ nhưng không hề liên quan hoặc tương xứng với tương lai. Một mô hình giáo dục như Auronya sẽ giúp sinh viên hình dung tất cả mọi thứ cho tương lai của họ”, bà Parekh giải thích.

Dự kiến Auronya College sẽ bắt đầu với những khóa học cử nhân về kỹ năng lãnh đạo đổi mới sáng tạo, giáo cụ sẽ bao gồm các phòng thu thực tế ảo, thực tế gia tăng, máy in 3D…

Với tham vọng của mình, Auronya College tin tưởng là họ sẽ đào tạo ra thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Ấn Độ khi các sinh viên ra trường sẽ làm việc trong vai trò quản lý cấp cao, khởi nghiệp, tư vấn, nghiên cứu kinh tế.

Nguồn motthegioi.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với