Nga sẽ tạo ra UAV với trí tuệ nhân tạo, ngoài tự động thực hiện công việc trong tình huống khẩn cấp chúng còn xác định hậu quả của các hành động.
Các chuyên gia của Đại học Hàng không Moscow đang tích cực tạo ra thiết bị bay không người lái mới nhất, điểm đặc biệt ở chỗ thiết bị bay này có thể tự thực hiện hành động phản ứng trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp, tờ “Rossiyskaya Gazeta” đưa tin.
“Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thường xuất hiện những tình huống xảy ra bất ngờ, ngoài tầm kiểm soát. Trong trường hợp này nếu không có tác động của con người hoặc con người không thể tác động máy bay sẽ gặp nguy hiểm.Thông tin này cũng được xác nhận bởi giáo sư bộ môn “Tổ hợp thông tin dẫn đường”, khoa “Hệ thống trí tuệ Robot” của trường đại học MAI, ông Nikolay Vladimirovich Kim.
Vì vậy các nhà thiết kế Nga tạo ra các UAV có khả năng tự phản ứng và tránh được những mối đe dọa hoặc sự cố nào đó tức là chúng có khả năng “tư duy”, ông Nikolay Vladimirovich Kim nói trong cuộc phỏng vấn với tờ Rossiyskaya Gazeta.
Theo ông, UAV mới sẽ được trang bị bộ óc nhân tạo. Các chuyên gia và nhà thiết kế sẽ viết các chương trình, thuật toán cho phép chúng có khả năng nhận biết và thực hiện các nhiệm vụ trong các môi trường khác nhau.
Các thuật toán này cho phép các máy bay đưa ra phản ứng trong các điều kiện khác nhau, thậm chí hậu quả của những hành động thực hiện tác động đến đối tượng xung quanh và đến mục tiêu.
Điều đáng chú ý, dự án phát triển này không phải là dự án đầu tiên, trước đó trường MAI đã và đang thử nghiệm loại robot dựa trên nền tảng “Nerehta-2”, các thuật toán sẽ đảm bào cho robot lựa chọn được mục tiêu trên chiến trường theo mức độ quan trọng và nguy hiểm.
Được biết các “Nerehta” có thể tự động phối hợp hiệp đồng tác chiến với loại trực thăng không người lái và loại máy bay không người lái ở tầng bình lưu.
Trước đó Robot chiến đấu “Nerekhta-2” là một phần của bộ trang bị cho “người lính của tương lai”, ông Igor Denisov, Phó Tổng Giám đốc Quỹ Nghiên cứu triển vọng cho biết.
Theo người đứng đầu Quỹ Nghiên cứu triển vọng, chiến sĩ lực lượng đặc nhiệm không cần mang trên mình cả màn hình dành để điều khiển robot. Trong tương lai họ sẽ điều khiển các robot bằng giọng nói và cử chỉ.
Dự án UAV có thể hành động như con người còn được thực hiện ở trường Đại học quốc gia Don ở Rostov, Nga. Dự kiến nguyên mẫu đầu tiên để đưa vào thử nghiệm sẽ xuất hiện vào cuối năm nay.