Những doanh nghiệp đi đầu trong ứng dụng AI vào sản phẩm

Những doanh nghiệp đi đầu trong ứng dụng AI vào sản phẩm

Từ công nghiệp xe hơi, thương mại điện tử, truyền thông mạng xã hội tới smartphone đều có dấu ấn của trí thông minh nhân tạo.

Tesla Motors

Ngành công nghệ chế tạo xe hơi có rất nhiều “cây đại thụ” danh giá, nhưng Tesla Motors, một doanh nghiệp mới nổi đang có bước tiến thần tốc để ghi tên mình trong danh sách những hãng sản xuất ôtô hàng đầu thế giới.

Không định hướng là một đơn vị sản xuất đơn thuần, bí quyết đạt đến thành công của Tesla Motors nằm ở AI, cụ thể hơn là công nghệ xe điện tự hành. Hãng tập trung sản xuất những mẫu xe thân thiện với môi trường, ít tiêu hao điện năng và hoàn toàn không sử dụng nguyên liệu hoá thạch (xăng, dầu…) như các mẫu xe truyền thống.

Bên cạnh đó, Tesla còn đang đi đầu về ứng dụng công nghệ AI vào phát triển xe tự hành. Nếu nói về thành công của hãng xe hơi non trẻ này, người dùng chỉ cần nhìn vào khó khăn của họ: Tesla không đủ sức sản xuất kịp với nhu cầu của thị trường, dù đang ứng dụng dây chuyền tự động hoá cao và đội ngũ nhân sự làm việc cật lực ngày đêm.

Google

Nhắc đến phần mềm, công cụ tìm kiếm hay các lĩnh vực công nghệ có sử dụng máy học, AI, không ai có thể bỏ qua Google. “Gã khổng lồ tìm kiếm” là một trong những doanh nghiệp hàng đầu thế giới hiện nay nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí thông minh nhân tạo vào sản phẩm. Mới đây, hãng còn thành lập riêng một đơn vị chuyên nghiên cứu AI nhằm biến công nghệ này thành một trong số các sản phẩm kinh doanh.

AI được biết đến nhiều nhất của Google được tích hợp trong công cụ tìm kiếm Search. Theo thông kê, mỗi giây người dùng toàn cầu thực hiện hơn 40.000 lượt tìm kiếm trên Google Search, tương đương 3,5 tỷ lượt mỗi ngày. Đây là ứng dụng AI được nhiều người sử dụng nhất thế giới.

Hãng đồng thời tích hợp trí tuệ nhân tạo vào ứng dụng News (Tin tức), Assistant (Trợ lý ảo), Gmail… và tới đây có thể là toàn bộ sản phẩm mà Google cung cấp.

Amazon

Ngành Thương mại điện tử thế giới có 2 doanh nghiệp nổi tiếng: Amazon và Alibaba. Trong khi Alibaba đang tìm đường vươn ra quốc tế sau khi thành công rực rỡ ở Trung Quốc, Amazon đã có những bước tiến xa hơn.

Doanh nghiệp bán lẻ qua mạng lớn nhất thế giới này cung cấp cả sản phẩm lẫn dịch vụ tích hợp AI hướng tới người dùng phổ thông và khách hàng doanh nghiệp. Ví dụ, với người dùng, hãng cung cấp loa Echo tích hợp trí tuệ nhân tạo tên Alexa để mang sự tiện nghi vào từng căn phòng trong gia đình.

Đối với định hướng kinh doanh, Amazon cung cấp 3 dịch vụ chính: Lex – phiên bản doanh nghiệp của Alexa; Polly – trí tuệ nhân tạo có khả năng chuyển văn bản thành lời nói và Rekognition – dịch vụ nhận diện hình ảnh thông minh.

AI cũng đóng góp rất nhiều trong hoạt động của Amazon, từ khâu quản lý, kiểm soát tới điều phối. Hãng đang triển khai thử nghiệm giao hàng qua máy bay không người lái có khả năng nhận diện địa hình.

Facebook

Facebook đứng số một trong lĩnh vực mạng xã hội, đồng thời phát triển không ngừng cả về quảng cáo và tìm kiếm trực tuyến. Với lượng dữ liệu khổng lồ có được từ người dùng qua quá trình sử dụng, hãng cần tới AI để quản lý và xử lý hiệu quả.

Đơn vị nghiên cứu AI của Facebook (FAIR – Facebook AI Research) có 4 phòng nghiên cứu trên toàn cầu, được tạo ra nhằm phát triển trí tuệ nhân tạo để hiểu rõ hơn về cách con người giao tiếp. Mới đây, hãng cũng thực hiện 4 vụ mua lại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực AI và một trong số đó sẽ có nhiệm vụ tạo ra trợ lý ảo sử dụng trên ứng dụng Messenger.

Facebook từng phải tắt 2 AI của hãng do những trí tuệ nhân tạo này thông minh tới mức tự sáng tạo ra ngôn ngữ riêng để giao tiếp với nhau mà con người chưa thể hiểu được.

Oppo

Thương hiệu smartphone đang lên tuy không nằm trong Top 3 hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới nhưng lại là đơn vị có những bước đi tích cực nhất trong việc ứng dụng AI vào điện thoại di động.

Hiện tại hãng đã có khoảng 5 mẫu smartphone tích hợp trí tuệ nhân tạo trên camera, vi xử lý và hệ điều hành, đem đến những trải nghiệm thông minh và tiện ích. Với định hướng trở thành một thương hiệu camera phone, Oppo không ngừng phát triển mảng camera của mình, từ phần cứng đến phần mềm, từ beauty AI 1.0 lên 2.0.

Camera thông minh của Oppo tự động quét hơn 200 điểm trên khuôn mặt người dùng để nhận diện, tính toán và đưa ra phương án có kết quả đẹp nhất mà không cần qua các ứng dụng chỉnh sửa. Nhờ đó, bức ảnh vẫn đẹp tự nhiên và không thay đổi, sai lệch thông tin trên khuôn mặt người chụp. Đặc biệt, trí tuệ nhân tạo trên các thế hệ smartphone Oppo còn khả năng thích ứng và học hỏi thông minh từ thói quen sử dụng của người dùng.

Tại Việt Nam, trong lần mở bán sản phẩm Oppo F7 hồi cuối tháng 4 vừa qua, các nhà bán lẻ ghi nhận con số kỷ lục khi 23 máy được bán ra mỗi phút, 32.000 đơn đặt hàng và 27.000 đơn cọc máy trong vòng một tuần.

Nguồn vnexpress.net

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với