Những nguyên nhân khiến Google lấn sân sang mảng phần cứng?

- in Tổng Hợp

Trong tháng 9 vừa qua và những ngày gần đây, gã khổng lồ tìm kiếm đã đem lại cho chúng ta những điều bất ngờ như quyết định thâu tóm công ty sản xuất điện thoại HTC, công bố nhiều sản phẩm smartphone và phần cứng mới. Vì sao Google quan tâm đến việc sáng tạo ra những “đồ chơi” công nghệ này? Mời bạn đọc VnReview theo dõi bài viết sau lược dịch từ Wired.

nhung-nguyen-nhan-khien-google-lan-san-sang-mang-phan-cung

Thống trị về email và công cụ tìm kiếm, sáng tạo ra Chrome, thâu tóm Youtube cộng thêm một dự án xe tự lái, sở hữu nhiều doanh nghiệp cứu-thế-giới và công ty quảng cáo vĩ đại nhất trong lịch sử, bạn sẽ nghĩ như vậy là đủ để làm Google bận rộn. Chắc chắn bạn không nghĩ rằng có một ngày công ty ở ở Mountain View đột nhiên cảm thấy bị thôi thúc bước chân vào cuộc chơi smartphone, một thị trường đã khá chín muồi mà không có ai ngoại trừ Samsung và Apple kiếm được tiền và là nơi mà Google đã nổi danh với Android.

Hôm thứ tư vừa qua (4/10), Google đã phát hành thế hệ smartphone kế tiếp: Pixel 2 và Pixel 2 XL cùng lúc với laptop trên nền tảng Chrome mới với tên gọi Pixel book, loa thông minh mới Google Home Mini, cùng một thiết bị mới cho nền tảng thực tế ảo Daydream. Việc tung ra những sản phẩm này theo sau một bước tiến: mua lại hai ngàn kỹ sư HTC với giá 1,1 tỉ USD. Họ là những người sẽ giúp Google làm ra nhiều phần cứng hơn và nhanh hơn.

Dù đúng hay sai, thông minh hay ngốc nghếch, Google đã là một công ty phần cứng.

Dĩ nhiên Google đã sản xuất phần cứng trong một thời gian dài. Đội Nexus đã phát triển điện thoại, đội Pixel đã làm việc với Chromebooks, máy tính bảng và điện thoại. Đội Ara thuộc về bộ phận ATAP của Google đã phát triển dòng điện thoại của chính mình. Và các đội khác làm việc với Chromecast, Google Wi-Fi, Daydream View. Hãy nhớ lại set-top-box Nexus, đó cũng là Google. Tất cả những sản phẩm này đều có cùng mục tiêu: chứng tỏ cho các nhà phát triển và người dùng thấy phần mềm của Google sẽ tốt như thế nào khi được chạy trên phần cứng phù hợp. Nhưng đó là những sản phẩm hoạt động giới hạn và có thời gian ngắn, chưa mang lại sự sáng tạo ở quy mô toàn thị trường. Cho đến năm 2016, cuối cùng cú hích của Google đã đến và người khổng lồ đã nắm chặt hơn số phận trong tay mình.

Như người ta thường nói, phần cứng là một lĩnh vực khó, một ngành kinh doanh quan trọng nhưng lợi nhuận thấp và cạnh tranh thô bạo. Thiết kế những gadget – “đồ chơi” phần cứng, bằng năng lực tự thân tạo cho Google cơ hội khẳng định mình, vượt lên những gì các đối thủ khác có thể cung cấp. Quan trọng hơn, điều này cũng đem lại cho Google cơ hội kiểm soát số phận mình. Avi Greengart, nhà phân tích nền tảng và thiết bị tại GlobalData cho rằng “Khi các công nghệ mới vượt ra khỏi di động, Google muốn đảm bảo phần cứng cao cấp của mình làm nổi bật chúng, dù là Google Assistant, Daydream hay Tango, và cả Internet vạn vật. Google cần Samsung, họ thích Samsung nhưng là động lực nền tảng họ không muốn phụ thuộc hoàn toàn vào Samsung”.

Phụ thuộc vào Samsung là một trò chơi nguy hiểm. Cho đến nay các sản phẩm Galaxy là những điện thoại Android phổ biến nhất và là đối thủ cạnh tranh chính của iPhone. Nhưng mỗi năm qua đi, bạn có thể thấy Samsung lại đi ngược lại một chút so với Google. Họ xây dựng Bixby Assistant và trao cho Bixby vị trí vàng trong điện thoại của mình. Samsung cũng tự mình phát triển trình duyệt, trình email, ứng dụng tin nhắn… những việc có vẻ thừa thãi trừ khi Samsung cố gắng chấm dứt sự phụ thuộc vào các sản phẩm Google. Samsung hầu như né tránh Daydream để ủng hộ thực tế ảo Gear VR, tự xây dựng một nền tảng smart-home để cạnh tranh trực tiếp với Nest, Android Things, và tất cả những sản phẩm kết nối nhà khác của Google. Vài năm gần đây, Samsung còn gia cố lại để hệ điều hành Tizen của họ chạy trên các thiết bị đeo trên người (wearables là những thiết bị công nghệ mà chúng ta có thể đeo để theo dõi thông tin liên quan tới sức khỏe và những hoạt động khác). Để duy trì kho ứng dụng không thể sao chép của Play Store, sau cùng Samsung chỉ cần Android.

Sức mạnh của Android có thể sẽ nhanh chóng làm cho ai đó suy yếu. Những nền tảng mới như Alexa của Amazon đem lại một số nguy cơ hiện hữu cho Google. Alexa hoặc các ứng dụng bản đồ khác có thể giúp bạn định hướng thông qua Google Maps. Bạn có thể nghe nhạc qua Google Play Music hay Spotify. Nếu bạn mua một chiếc Echo, có thể một ngày nào đó bạn sẽ không bao giờ dùng Google mà cũng chẳng để ý điều này. Google có thể đến với HTC và LG, phát triển các điện thoại và loa cho chúng, cố gắng cạnh tranh. Tuy nhiên điều đó không hiệu quả. Trong nhiều năm Google đã cố gắng dùng chương trình Nexus để truyền cảm hứng và thuyết phục những nhà sản xuất khác phát triển các điện thoại Android tốt hơn, sạch hơn, mạnh hơn nhưng mọi người vẫn chỉ mua Galaxy.

Đó là những nguy cơ khi không sản xuất phần cứng. Trong khi việc làm phần cứng cũng tạo ra những cơ hội.

Thử lấy ví dụ, Apple đã dành cả thập niên trước để phát huy ý tưởng tích hợp với chính đầu cực của nó theo chiều dọc. Họ không chỉ thiết kế và lắp ráp điện thoại của mình mà còn chịu trách nhiệm cho hầu hết thành phần quan trọng bên trong. Bằng mọi cách có thể, nhờ bộ xử lý A11 Bionic của chính Apple mà vụ mùa iPhone mới nhất là những smartphone thành công nhất trên thị trường. Trong khi những nhà sản xuất điện thoại khác tập trung vào những tiêu chuẩn hiệu năng giống nhau và cùng tạo thành một thị trường “điện thoại tốt” thì Apple nhảy lên một cấp độ hoàn toàn khác. Đó là lý do vì sao các tác phẩm thực tế tăng cường của Apple tốt như thế, và vì sao máy ảnh của Apple thường là máy ảnh tốt nhất trên thị trường. Thậm chí họ còn cho phép thực hiện những tính năng nhỏ nhưng quan trọng, kiểu như kết nối Bluetooth ổn định.

vi-sao-google-lan-san-sang-mang-phan-cung

Máy ảnh của iPhone 8 Plus vừa ra mắt tháng 9 vừa rồi đã được nhiều báo nước ngoài đánh giá là máy ảnh smartphone tốt nhất (Ảnh: BusinessInsider)

Khi thị trường bước lên một pha công nghệ mới, loại sức mạnh và sự kiểm soát kiểu Apple càng trở nên quan trọng hơn. Gần đây một nhà phân tích cho rằng “sự tích hợp và kiểm soát theo nhu cầu trái ngược với cách thức lắp ráp những thành phần chưa bán ra thành một cấu hình vừa đủ tốt”.

Hãy nghĩ về phiên bản Google Glass cũ (ra mắt vào năm 2012 nhưng thất bại). Làm ra công trình đó cần những công việc rất cụ thể về pin, bộ xử lý, màn hình, máy ảnh… Phiên bản chưa lên kệ sẽ giống như Glass. Phiên bản tùy biến được phát triển nội bộ theo sau các đội wifi, phần mềm, firmware có thể sẽ tốt hơn nhiều. (Phiên bản Google Glass mới vừa tái xuất tháng 7 năm nay, lần này tập trung vào khách hàng doanh nghiệp với tên gọi Glass Enterprise Edition)

vi-sao-google-lan-san-sang-mang-phan-cung

Kính thông minh Google Glass phiên bản mới nhất 2017 giúp nhân viên các công ty làm việc tập trung hơn, giảm bớt xao lãng

Ngay lúc này, Google đang chế tạo một smarphone với cùng lý do mà Essential của Andy Rubin bắt đầu với một smartphone, cũng là lý do mà bất cứ ai bảo họ gia nhập thị trường khổng lồ phi lý này: Thiết bị quan trọng nhất mà ai cũng sở hữu. Google tin rằng họ đủ lớn và phổ biến để đặt chân vào thị trường, và ít nhất cũng lấy được một miếng trong chiếc bánh smartphone cao cấp. Trên thực tế đó là phần dễ xơi của chiếc bánh-Pixel năm ngoái rất tuyệt và HTC đã làm ra nó. Lý do thật sự để lấy mọi thứ từ bên trong là điều đó giúp chúng ta kiểm soát và cải thiện những gì đến sau đó.

Dù vậy, tuyên bố “Chúng tôi là một công ty phần cứng!” và thật sự trở thành một công ty phần cứng thành công là hai chuyện khác nhau rõ ràng. HTC mà Google vừa mua? Họ đã làm ra những chiếc điện thoại tuyệt vời trong một thập kỷ nhưng nhờ một số quyết định độc quyền tệ hại và một kế hoạch tiếp thị thật sự khủng khiếp, các sản phẩm của họ vẫn không được chú ý (ngược lại, phòng marketing của Samsung đã thu hút sự chú ý của khách hàng và đào tạo họ chỉ nhận dạng sản phẩm Samsung).

Nói đúng hơn thì Pixel đời 1 là một chiếc điện thoại tuyệt vời nhưng nó cũng không tạo ra một cơn bão cho thế giới. Google không công bố doanh thu chính xác nhưng theo thống kê, ước tính có hàng triệu Pixel trên thị trường, một nguồn khác cho rằng có từ ba đến năm triệu. Điều này là do Google hoàn toàn không có khả năng lưu giữ điện thoại trong kho-một mặt trái khác của việc không quản lý phần cứng của chính bạn nhưng cũng không tạo nhiều cảm hứng cho sự tự tin. Nói cách khác, theo chuyên gia Greengart, “chắc chắn Google chưa phải là tay chơi thống trị thị trường cao cấp. Rốt cuộc họ cũng không chơi ở một trong những thị trường lớn nhất là Trung Quốc. Tôi không thấy Huawei, Xiaomi hay Oppo lo lắng”. Apple và Samsung đều không mất ngủ. Liệu đời 2 vừa ra mắt có làm thay đổi được điều này?

Google phải cố gắng. Khi chúng ta hiểu rõ yếu tố thời gian, một lần nữa chúng ta lại thấy các sản phẩm tốt nhất đến từ những công ty làm ra cả phần mềm và phần cứng, mảng này giúp tối ưu hóa và cải tiến mảng kia. Samsung biết điều đó, Apple cũng biết điều đó. Hãy tưởng tượng khi chúng ta bước vào pha công nghệ kế tiếp nơi mà smartphone mở đường cho các sản phẩm thông minh như điện thoại, loa, bóng đèn, xe hơi… và không có chỗ cho phần mềm không có hiệu năng hoặc những sản phẩm quá lớn. Người chiến thắng sẽ là các công ty đã hình dung được cách làm thế nào để làm mọi thứ một cách đúng đắn: phần cứng, phần mềm, tiếp thị, mọi thứ… Apple gắn mình với điện thoại và trở thành công ty giàu nhất trên thế giới. Một cơ hội khác lại đang tới.

Nguồn vnreview.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với