Ra đời trí tuệ nhân tạo có thể đọc thấu ý nghĩ con người

Các nhà khoa học Đại học Columbia ở New York (Mỹ) tuyên bố đã chế tạo một hệ thống có thể đọc suy nghĩ của con người và chuyển thông tin thành lời nói.

Theo một công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Báo cáo Khoa học xuất bản ngày 29/1, các nhà nghiên cứu tại Viện Hành vi Não bộ Mortimer B. Zuckerman thuộc Đại học Columbia có khả năng đào tạo một trí tuệ nhân tạo để dịch suy nghĩ trong não thành các câu hoàn chỉnh dựa trên việc theo dõi hoạt động não bộ của chủ thể.

Tác giả của nghiên cứu cho biết ứng dụng này sẽ thích hợp phục vụ cho các bệnh nhân bị vấn đề về ngôn ngữ. “Chúng tôi chứng minh được với kỹ thuật thích hợp, suy nghĩ của những bệnh nhân này có thể được giải mã và được người khác lắng nghe”, Tiến sĩ Nima Mesgarani – tác giả nghiên cứu giải thích.

Sau khi những nỗ lực ban đầu thất bại, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một thuật toán máy tính có thể tổng hợp lời nói, với tên gọi là Vocoder.

“Đây là loại kỹ thuật từng được Echo của Amazon và Siri của Apple sử dụng để có câu trả lời hồi đáp trước những câu hỏi của con người”, Tiến sĩ Mesgarani tiết lộ.

Thuật toán Vocoder được nâng cấp để dịch hoạt động não bộ từ sự trợ giúp của Tiến sĩ Ashesh Dinesh Mehta – một bác sĩ phẫu thuật thần kinh tại Viện Khoa học Thần kinh Northwell ở Long Island.

“Làm việc với bác sĩ Mehta, chúng tôi đã yêu cầu các bệnh nhân mắc chứng động kinh từng trải qua phẫu thuật não lắng nghe câu nói của những người khác nhau, trong khi đó chúng tôi đo hoạt động não bộ của họ. Thuật toán Vocoder sẽ làm quen với sự chuyển biến trong não bộ”, Tiến sĩ Mesgarani nhận xét.

Sau quá trình làm quen, giai đoạn tiếp theo bắt đầu. Các bệnh nhân nghe một người đọc các số từ 0 đến 9 trong khi thuật toán quét hoạt động của não và cố gắng dịch nó ra thành âm thanh. Kết quả là khi có một giọng đọc robot phát ra, người ngoài nghe có thể hiểu và lặp lại với độ chính xác lên tới 75%.

Mặc dù con số khá khiêm tốn song Tiến sĩ Mesgarani cho biết kết quả như vậy là vượt trên mức những lần trước.

“Đây sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi. Nó sẽ cho những người bị mất khả năng nói do chấn thương hay bệnh tật một cơ hội mới để kết nối với thế giới xung quanh”, Tiến sĩ Mesgarani bày tỏ.

Theo baotintuc.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với