Robot có thể làm bài thi đầu vào trường Đại học Tokyo tốt hơn 80% sinh viên

- in Tổng Hợp

Trí thông minh nhân tạo (AI) chưa cảm nhận được ý nghĩa hay cảm xúc, nhưng lại có thể viết một bài luận rất tốt về thương mại hàng hải vào thế kỷ 17.

robot-co-the-lam-bai-thi-dau-vao-truong-dai-hoc-tokyo-tot-hon-80-sinh-vien

Theo Business Insider, tại Hội nghị TED 2017 hồi tháng Tư vừa qua, chuyên gia AI Noriko Arai đã có bài trình bày về Tadai Robot, một robot được lập trình để làm bài thi đầu vào vào trường đại học uy tín nhất Nhật Bản, trường Đại học Tokyo.

Mặc dù Arai nhận thấy robot Today chưa đủ trình độ để trở thành sinh viên của Đại học Tokyo, nhưng chú robot này đã đánh bại 80% các sinh viên tham dự kỳ thi. Kỳ thi gồm 7 phần, trong đó có toán, tiếng Anh, khoa học và một phần viết luận dài 600 chữ.

Đó không phải là điều đáng để ăn mừng, thay vào đó, Arai nói rằng: “điều đó thực sự đáng báo động”, Arai nói. Khi Arai nghĩ về mọi chứng cứ tuyên bố rằng máy móc sẽ thay thế phần lớn lực lượng lao động toàn cầu – đầu tiên là những công việc sản xuất và cần ít kỹ năng, và sau đó có thể là những công việc chuyên môn hơn – bà nhận thấy đó là một dấu hiệu cho thấy nền giáo dục đang có những sai lầm.

Arai đã quan sát giới trẻ và thấy họ hành động giống như robot Rodai. Chúng nghe, đọc các số liệu, mà không hiểu gì. Vấn đề là, Today và các dạng AI khác sẽ vượt qua trí nhớ con người. Bộ não con người không thể cạnh tranh được với sức mạnh xử lý dữ liệu của máy tính.

Con người rất giỏi về cảm nhận, sáng tạo và giải quyết vấn đề. Chúng ta có thể đọc và hiểu. Nhưng robot không thể – ít nhất là cho tới nay.

Đôi khi Today làm sai. Với 15 tỷ câu hỏi, robot của Arai cũng làm sai một câu hỏi có nhiều câu trả lời lựa chọn. Nhưng như Arai nhận thấy trong các bài kiểm tra, có 1/3 trẻ em trung học không thể trả lời một câu hỏi đọc hiểu đơn giản, những câu hỏi dễ cũng có thể đánh lừa trí não con người.

“Vì thế chúng ta phải suy nghĩ về một cách giáo dục mới”, Arai nói, trong đó trẻ không chỉ được dạy về ghi nhớ các sự kiện, số liệu, mà còn phải phân tích và suy nghĩ nghiêm túc về sự kiện. “Con người sẽ tồn tại thế nào cùng với AI là điều chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận. Đồng thời, chúng ta cũng phải suy nghĩ nhanh về điều này vì thời gian sắp hết rồi”.

Nguồn vnreview.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với