Sinh viên Việt quan tâm đặc biệt tới AI

- in Uncategorized

Các buổi nói chuyện về trí tuệ nhân tạo, Machine Learning tại GDG DevFest Hà Nội 2017 hôm 18/11 chứng kiến sự tham gia đông đảo của các bạn trẻ.Google Developer Festival (GDG) là sự kiện công nghệ thường niên được tổ chức bởi cộng đồng những người đam mê và phát triển công nghệ trên nền tảng các nhóm sản phẩm của Google.

Nội dung chính tại sự kiện là hơn 10 chủ đề thảo luận xoay quanh các vấn đề ngôn ngữ lập trình, Android O, lưu trữ dữ liệu, phát triển và hoàn thiện ứng dụng di động, thực tế ảo, quảng cáo và kiếm tiền… Tuy nhiên, khá bất ngờ khi các buổi nói chuyện về trí thông minh nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) trở thành điểm nhấn thu hút sự quan tâm của hầu hết các lập trình viên và sinh viên tới tham dự.

Không đề cập tới các vấn đề quá nặng tính kỹ thuật phức tạp, những người tham dự được nghe về khái niệm, lịch sử và các cách phân loại AI bên cạnh những câu hỏi chưa có lời giải về công nghệ này như việc chưa có định nghĩa cụ thể hay thang đo mức độ trí tuệ. Các chuyên gia đều nhận định AI đang là vấn đề nóng hổi được quan tâm chú ý trong nhiều năm nữa. Thậm chí, trong tương lai các robot và máy móc có thể thực hiện được số lượng công việc vượt qua một người bình thường.

Làm về AI phải xử lý rất nhiều số liệu, dữ liệu, thống kê, chọn mẫu… tất cả đều liên quan tới toán học. Do đó người lập trình cần phải học toán giỏi, ai thấy chưa đủ nên đi học thêm. Không phải coi nhẹ nhưng tôi thấy số giờ học toán vẫn còn ít, trong khi sinh viên hiện nay còn phải học thêm nhiều thứ chưa thực sự cần thiết khác”, diễn giả Trần Hoài Linh, đến từ Viện Điện, Đại học Bách Khoa Hà Nội chia sẻ.

Theo ông, AI và công nghệ học máy không phải là thứ gì đó quá cao siêu hay xa vời bởi chúng có thể ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống nhờ vào khả năng tái tạo lại một số chức năng của con người của máy móc. Ví dụ khả năng nghe chọn lọc dùng trong nghe lén, hoặc nghe tim thai của y học; hệ thống chọn lọc ứng viên cho nhà tuyển dụng; hệ thống tự động chọn đường đi ngắn nhất trong ứng dụng bản đồ trực tuyến…

AI và học máy không hề đơn giản, vì một số vấn đề đến bản thân trí tuệ thật cũng chưa xử lý được. Ngoài các vấn đề kỹ thuật, người lập trình còn phải tính toán tới giới hạn, cách kiểm soát, phòng ngừa rủi ro và các hệ quả phát sinh về lâu dài của nó như tình trạng thật nghiệp, cạnh tranh không lành mạnh… Đặc biệt ở Việt Nam, quá trình đưa ứng dụng vào thực tiến cũng khó khăn hơn. Tuy nhiên, vẫn có chỗ để làm sản phẩm và bán cho khách hàng”, ông Linh cho biết.

Ông Vũ Hoài Nam, giảng viên công nghệ đến từ Học viện Bưu chính Viễn thông cũng có quan điểm tương tự: “Máy học, chỉ đơn cử riêng khả năng phân tích hình ảnh cũng có thể ứng dụng rất nhiều vào thực tế. Ví dụ như hệ thống xác định làn đường của xe tự hành, phần mềm nhận dạng chữ viết ký tự hay các ứng dụng trò chơi, tài chính kinh tế”.

“AI ứng dụng trong bán hàng để tăng hiệu suất kinh doanh, trong xe tự hành để giảm tai nạn giao thông. Đó là lý do các công ty lớn đều đầu tư vào nó. Nếu học và hiểu về nó, bạn sẽ có cơ hội làm trong các công ty này cũng như tạo cơ hội cho bản thân phát triển trong tương lai”, bà Đặng Hồng Phúc, người sáng lập tổ chức FossAsia, chia sẻ với các bạn trẻ.

Vũ Anh Văn, 23 tuổi, sinh viên năm cuối của Đại học Bách khoa cho biết bản thân đang nghiên cứu ứng dụng AI trong lĩnh vực IoT, cụ thể là nông nghiệp thông minh với các hệ thống tưới tiêu, điều khiển nhiệt độ ánh sáng trong nhà kính… hoàn toàn tự động. Theo Văn, việc phát triển AI không thực sự quá khó khăn bởi nền tảng là toán học và các thuật toán còn hiệu quả của công nghệ này thì mọi người đều có thể nhận thấy và tiếp cận được.

AI và Machine Learning sẽ là xu hướng của thời đại, cùng với IoT và Big Data sẽ là tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề mà giờ ở đâu chúng ta cũng có thể nghe thấy. Các công ty lớn ở nước ngoài như Alibaba, Amazon đều đã áp dụng trong việc thu thập dữ liệu và đánh giá xu hướng người dùng để đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả. Ở Việt Nam, theo em biết đang nghiên cứu về nó thì có các tập đoàn như FPT, Viettel, BKAV…”, sinh viên này chia sẻ.

Còn với Phạm Minh Tuấn, sinh viên năm nhất của Đại học Công nghệ, Đại học quốc gia Hà Nội thì đây là lần đầu tiên tham dự một buổi hội thảo về công nghệ. Nam sinh viên này cho biết anh đã bị thuyết phục bởi các bài thuyết trình về AI, thay đổi quan điểm đơn giản ban đầu cũng như hiểu thêm về công nghệ này.

Khái niệm về trí thông minh nhân tạo đã xuất hiện gần một thế kỷ rồi, nhưng hiện nay vẫn là một bài toán lớn chưa giải quyết được, còn rất nhiều công việc phải làm. Đây chính là hướng đi mà em có thể học tập và làm việc sau này”, Tuấn nói.

Học máy (Machine learning), có tài liệu gọi là máy học, là một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo (AI) liên quan đến việc phát triển các kỹ thuật cho phép các máy tính có thể “học”. Về cơ bản, thông qua Machine Learning, máy móc có thể tạo ra các thuật toán để cải thiện hiệu suất của chính chúng dựa trên những kiến thức mà chúng thu thập được.

Nguồn vnexpress.net

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với