Tham vọng dạy trí tuệ của con người cho máy móc

- in Tổng Hợp

Tham vọng dạy trí tuệ của con người cho máy móc

Theo Financial Time, gần đây, sáng kiến ​​phát triển các hệ thông minh nhân tạo đã chuyển từ giới học thuật sang các tập đoàn công nghệ. Viện công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ, có ý định giành lại vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Để đạt được mục đích này, viện đã đưa ra một chương trình đầy tham vọng. Dự án MIT Intelligence Quest (hay MIT IQ), với sự tham gia của hàng trăm nhà nghiên cứu có mục tiêu khám phá những bí mật của trí tuệ con người, sau đó kiến ​​thức này sẽ được sử dụng để phát triển các cỗ máy thông minh.

Theo kế hoạch, hàng trăm triệu đô la từ các quỹ tư nhân và nhà nước sẽ được thu thập để hỗ trợ sáng kiến. Hiện nay, khoảng 200 nhà khoa học của viện MIT đang nghiên cứu về các vấn đề trí thông minh nhân tạo và trí thông minh tự nhiên, còn dự án mới phải kết hợp và thúc đẩy nỗ lực của họ.

Dự án MIT IQ phải trả lời hai câu hỏi chính: “Trí tuệ của con người hoạt động như thế nào xét từ quan điểm kỹ thuật?” và “Làm thế nào có thể sử dụng sự hiểu biết sâu rộng về hoạt động của trí tuệ con người để tạo ra nhiều cỗ máy thông minh và hữu ích hơn?”.

Để đạt được điều này, hai nhóm khoa học liên quan sẽ được thành lập. Nhóm thứ nhất là nhóm hạt nhân sẽ nghiên cứu hoạt động của trí tuệ con người và trí tuệ máy tính nói chung. Ngoài việc giải quyết các vấn đề cơ bản, nhóm sẽ phát triển các thuật toán học máy cho các ứng dụng cụ thể.

Nhóm thứ hai – nhóm cầu nối, sẽ áp dụng các khám phá trong lĩnh vực trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo cho nhiều lĩnh vực, bao gồm chẩn đoán bệnh, bào chế các loại thuốc, sinh học, sản xuất vật liệu mới và tài chính. Nhóm cầu nối sẽ hợp tác với các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới. Các nhà nghiên cứu dự định mô phỏng sự phát triển trí tuệ của trẻ, áp dụng công nghệ “ngôi nhà thông minh” để đáp ứng nhu cầu của người mắc bệnh mạn tính và đánh giá hậu quả xã hội và đạo đức của việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trên toàn thế giới.

Viện MTI là trung tâm hàng đầu về nghiên cứu trí tuệ nhân tạo từ những năm 1950, nhưng trong những năm gần đây, viện và toàn bộ giới học thuật của viện đang bị các công ty công nghệ chèo kéo, các nhà khoa học và kỹ sư tốt nhất đều được mời vào làm việc trong các phòng thí nghiệm của các công ty công nghệ.

Các công ty dần dần thừa nhận rằng cách tiếp cận này làm các trường đại học mất đi các giảng viên và cơ hội để tiến hành nghiên cứu cơ bản. Cuối cùng, điều này làm suy yếu nguồn gốc của ngành công nghiệp. Để bù đắp cho tác động tiêu cực của việc làm đó, các tập đoàn sẵn sàng tài trợ đáng kể cho các trường đại học và hợp tác với họ. Dự án MTI đã được Google quan tâm và tháng 9 năm ngoái, IBM đã đầu tư 240 triệu đôla vào một sáng kiến ​​khác của viện này.

Để phát triển trí thông minh nhân tạo, cần không chỉ các nhà nghiên cứu tài năng mà còn cả những người sẵn sàng tài trợ cho công việc của họ. Một trong số đó là Andrew Eun, người thành lập quỹ hỗ trợ các công ty khởi nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề thế giới.

Nguồn motthegioi.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với