Thừa Thiên Huế tổ chức diễn đàn khoa học tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

- in Tổng Hợp

Ngày 26/8, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức diễn đàn khoa học và công nghệ với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”.

Tham dự diễn đàn có các đồng chí: Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế; Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy;  Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh… cùng gần 400 đại biểu đại diện các sở, ngành và cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Cao nhấn mạnh: Nắm bắt cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, tỉnh Thừa Thiên Huế đang xây dựng kế hoạch, chiến lược tổng thể nhằm thích ứng với cuộc CMCN 4.0 mà trọng tâm là tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh; ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ cao trong lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp, công nghệ sinh học, dược liệu và xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh.

Trên cơ sở đó, diễn đàn sẽ là dịp để các ngành, các cấp của tỉnh, đặc biệt là các nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn về cuộc CMCN 4.0; đồng thời tạo cơ hội cho các ngành, tổ chức và doanh nghiệp thảo luận và trao đổi về nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh, nhất là xác định phương hướng và có những giải pháp cụ thể để thích ứng với cuộc CMCN 4.0.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã nghe TS.Đàm Bạch Dương, Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ giới thiệu chuyên đề về “Tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0  –  Những tác động và giải pháp”; PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam trình bày chuyên đề: “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 – Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”; Diễn giả Nguyễn Chí Thành, thành viên Hội đồng Khởi nghiệp quốc gia trình bày chuyên đề:“Phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong xu thế uộc cách mạng công nghiệp 4.0”.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, để nắm bắt cơ hội của cuộc CMCN 4.0, Thừa Thiên Huế cần phải đặt chiến lược phát triển khoa học công nghệ trong trục của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Cùng với đó, phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh phát triển, đẩy mạnh liên kết giữa khu vực trong nước và khu vực FDI.

Thừa Thiên Huế cũng phải xác định khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải bằng lực lượng doanh nghiệp công nghệ cao, đặc biệt tỉnh phải có chương trình riêng cho phát triển doanh nghiệp, ưu tiên phát triển doanh nghiệp lớn, có như vậy mới tạo sức bật lớn trong ứng dụng khoa học công nghệ của cuộc CNMCN 4.0 và thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.

Về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, diễn giả Nguyễn Chí Thành cho hay, để tiếp cận cuộc CNMCN 4.0, các doanh nghiệp Thừa Thiên Huế cần nắm bắt lợi thế của tỉnh để đổi mới sáng tạo, phải xem đổi mới sáng tạo như “món ăn hàng ngày” và đối với doanh nghiệp thì “không đổi mới sáng tạo đồng nghĩa với chờ chết”.

Do đó, các doanh nghiệp cần đưa ra khát vọng tăng trưởng nhiều hơn. Theo diễn giả Nguyễn Chí Thành, môi trường con người và văn hóa là hai yếu tổ thúc đẩy quan trọng nhất cho đổi mới khởi nghiệp sáng tạo, vì vậy tỉnh Thừa Thiên Huế cần quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ và xây dựng các quỹ đầu tư cũng như thực hiện bảo hộ pháp lý về sở hữu trí tuệ, tài chính, công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông.

Ông Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thách thức cho việc thích ứng cuộc CMCN 4.0 đối với doanh nghiệp Thừa Thiên Huế là về cơ sở hạ tầng và nguồn lực chất lượng cao, bởi cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Thừa Thiên Huế chưa đáp ứng theo yêu cầu, thậm chí còn lạc hậu.

Hầu hết, các doanh nghiệp Thừa Thiên Huế đều băn khoăn là trong xu thế phát triển, lĩnh vực nào sẽ có tác động tích cực và tiêu cực nhất, giải pháp nào để thích ứng với cuộc cách mạng này và có ưu tiên gì trong chính sách phát triển của Chính phủ?/.

Nguồn dangcongsan.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với