Trí thông minh nhân tạo đang âm thầm trỗi dậy, loài người sẽ bị lật đổ?

- in Tổng Hợp

Trí thông minh nhân tạo đang âm thầm trỗi dậy, loài người sẽ bị lật đổ?

Hướng máy điện thoại của bạn vào cái cây hay động vật nào đó, những thông tin về chúng sẽ hiện lên. Đó là ý tưởng xây dựng từ trí thông minh nhân tạo (AI).

Ý tưởng này dường như rất tuyệt vời – một ứng dụng điện thoại cho phép bạn chụp ảnh một cái cây hoặc một động vật nào đó và bạn sẽ nhận được các thông tin về chủng loài hay các thông tin khác về chúng ngay lập tức – giống như ứng dụng nhận dạng bài hát Shazam.

AI có thể có nhận thức như con người?

Chúng ta đang xây dựng các kho dữ liệu khổng lồ có liên quan tới môi trường tự nhiên của chúng ta, để hiện thực hóa ý tưởng này.

Nhưng ở đây có nhiều vấn đề liên quan cần được giải quyết, đó là: dữ liệu được thu thập và được chia sẻ như thế nào, những ai có quyền chia sẻ nó và chúng ta sử dụng dữ liệu công cộng cho các hệ thống học máy như thế nào.

Oliver Sacks, là nhà thần kinh học và nhà văn xuất sắc, một lần đã từng sắp xếp để đưa một nhóm bệnh nhân của mình có một chuyến đi thực địa tới Vườn Bách Thảo New York.

Một trong những bệnh nhân của ông ta, một người đàn ông trẻ mắc chứng tự kỷ nghiêm trọng tên là Steve, đã không bước ra khỏi cơ sở này trong nhiều năm. Anh ấy không bao giờ nói; và các bác sĩ thực sự tin rằng ông ta không có khả năng nói.

Tuy nhiên, trong các khu vườn với Sacks, Steve làm mọi người rất ngạc nhiên khi hăng hái nhổ một bông hoa và thốt lên từ “bồ công anh”.

Trong thập kỷ qua, rất nhiều người trong chúng ta cảm nhận được sự thu hút, hấp dẫn này trong thiên nhiên. Nhìn chung, trong Cổng Thông tin Đa dạng Sinh học Toàn cầu – GBIF, cơ sở dữ liệu chứa hơn 850 triệu trong tổng số hơn một triệu loài thực vật và động vật khác nhau.

Đó là một thành tựu rất ấn tượng, một sự phát triển về một danh mục toàn cầu của sự sống. Nó cho phép chúng ta nhìn thế giới theo những cách mới.

Ví dụ chỉ trong năm nay, nhờ hơn 42,000 bản được ghi lại từ hơn 5,000 người tham gia sử dụng WhaleShark.org, chúng ta đã có được cái nhìn sâu sắc chưa từng thấy về hành vi của các loài cá lớn nhất thế giới.

Hoặc trên một quy mô lớn hơn, hàng triệu những quan sát và ghi nhận về chim được tạo ra thông qua một ứng dụng gọi là eBird đã cho phép chúng ta hình dung được các tuyến di cư chính xác của hơn một trăm loài chim khác nhau.

Trong thời gian này, các kỹ sư thông tin đang sử dụng dữ liệu để đào tạo, huấn luyện trí thông minh nhân tạo (AI), đặc biệt là các ứng dụng quan sát bằng máy tính để giúp chúng ta giải thích và hiểu rõ về các loài thực vật và động vật xung quanh chúng ta.

Tất nhiên, các công cụ có tính năng như vậy là kỳ diệu.

Trong phim khoa học viễn tưởng Star Trek, tricorder là một thiết bị cầm tay đa chức năng có sử dụng cảm biến hỗ trợ phân tích dữ liệu và ghi âm, đó là một thiết bị tuyệt diệu, quét các hình thức sống của các chủng loại khác, làm cho chúng trở nên quen thuộc.

Nếu chúng ta có một phiên bản trên trái đất, thì đó xem như là một người cộng tác đáng tin cậy trong việc khám phá, có thể làm cho chúng ta cảm thấy tự tin hơn và làm chủ hơn.

Trong phim khoa học viễn tưởng Star Trek, tricorder là một thiết bị cầm tay đa chức năng có sử dụng cảm biến hỗ trợ phân tích dữ liệu và ghi âm. Nguồn: trong phim Star Trek: The Original Series

Ở Trung Quốc, phiên bản mới nhất của trình duyệt Baidu (còn gọi là Chinese Google) có tính năng nhận diện các loài cây được tích hợp vào nó.

Hướng máy ảnh của bạn vào một cây bồ công anh và bạn sẽ thấy tên Trung Quốc cho cây đó. Các ứng dụng như vậy đang tạo nên một sự quan tâm về các loài thực vật trong người dân Trung Quốc.

Với những lợi ích đó, AI đang làm dấy lên một số câu hỏi thú vị: có lẽ đây là nhu cầu cần AI để có thể chuyển giao kiến thức chuyên môn độc đáo tới những người khác hay để thu được kiến thức chuyên môn từ những người khác.

Vậy liệu các công cụ này có ảnh hưởng tới khả năng của chúng ta? Với những gì chúng ta đầu tư vào để hiểu biết về hệ sinh thái trong hàng tỷ siêu máy tính, thì nguồn tài nguyên có liên quan đến việc phát triển các công cụ AI liệu có phù hợp không?

Hay độ tin cậy của dữ liệu khi những người thu thập dữ liệu là những người được gọi là “các nhà khoa học quần chúng” (người nghiệp dư).

Thực chất là những người yêu thích về thế giới, những người theo dõi chim, những chuyên gia về máy ảnh, thông thường là dữ liệu đến từ một khu vực xã hội tương đối không đa dạng.

Hay Ai sẽ là người sở hữu và kiểm soát AI? Liệu những người có chuyên môn đã đào tạo, huấn luyện AI đã được công nhận, được tôn trọng và được khen thưởng một cách công bằng?

Hay là tất cả những dữ liệu đó được đóng góp miễn phí cho các đơn vị tư nhân – những đơn vị sẽ phân loại và sau đó gán thông tin dữ liệu vào một sản phẩm trực tuyến khác mà chúng ta không thể thiếu chúng?

Và nếu có tìm kiếm, bạn sẽ không thể tìm thấy bất kỳ điều khoản nào về dữ liệu của những người nghiệp dư được sử dụng để đào tạo các hệ thống AI.

Xây dựng kho tàng dữ liệu

Việc phân loại thực vật được thực hiện bởi các nhà khoa học danh tiếng như Carl Linnaeus và Joseph Banks.

Theo nhà phê bình Anne Fadiman, các nhà thực vật học sẽ thám hiểm những nơi xa xôi trên thế giới, tìm một loài đã được biết đến trong nhiều thế kỷ với một cái tên địa phương, sau đó đặt lại tên cho nó bằng ngôn ngữ Latinh, và nó đã trở thành một cơ sở dữ liệu nhỏ bé trong một hệ thống dữ liệu lớn.

Từ đây, những mô tả về chúng được mọi người biết đến trong các hệ thống được công nhận là các viện bảo tàng, thư viện, phòng thí nghiệm sinh học của các trường đại học.

Liệu chúng ta có đánh giá quá cao sự nhận thức của trí thông minh nhân tạo AI?

Ví dụ: Dựa vào ứng dụng Plantsnap để xác định cây cối, hoa, và nhiều loại khác, Colorado tuyên bố rằng sẽ đào tạo, huấn luyện AI với “50,000 loài mới mỗi tháng, và sẽ có tất cả các loài trên trái đất vào cuối năm 2017”.

Đó là điều không thể. Vẫn còn một phần đáng kể các loài thực vật vẫn chưa được khám phá, và còn rất nhiều điều nữa vẫn chưa được ghi lại trong tự nhiên.

Theo một nhà phát triển ứng dụng Merlin BirdID, một hệ thống thị giác máy tính được đào tạo dựa trên bộ sưu tập có hơn 70 triệu bức ảnh về các chú chim, bằng các kỹ thuật phức tạp và tinh xảo, thị giác máy tính đã tiếp cận với các tri thức mà con người nhận thức được một cách nhanh chóng.

Và có một điều chắc chắn rằng: khi phát triển AI thì nhu cầu về tư duy, các quan điểm xem xét hay nhận định sự vật sự việc sẽ đa dạng, rộng lớn hơn.

Thêm nữa, liệu chúng ta có thể lập trình để AI có thể đánh giá được hoạt động sáng tạo trong nhận thức của con người một cách xác thực hay không thể tiên đoán được?

Hoặc có thể như Amy Webb, một nhà công nghệ tại Đại học New York, gần đây đã đề xuất, chúng ta nên thiết lập các kho chứa dữ liệu, giống như các khu lưu trữ thiên nhiên, dữ liệu của chúng ta có thể lưu thông tự do, mãi mãi không bị ảnh hưởng bởi bất cứ điều gì.

Một không gian tương tự như thế là cần thiết để bảo vệ mối quan hệ độc đáo của chúng ta với thế giới tự nhiên.

Cuộc khám phá thế giới tự nhiên này – việc quan sát, so sánh, chơi, khám phá, yêu thương – tất cả đều là những động lực cốt lõi cho nhân loại của chúng ta, và chúng ta nên cẩn thận đừng để mất đi những động lực ấy.

Nguồn: The Conversation

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với