Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp ngành công nghiệp giải trí phát triển

Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp ngành công nghiệp giải trí phát triển

Theo ông Lee Soo Man – Chủ tịch SM Entertainment – Hãng giải trí số 1 Hàn Quốc, với sự hợp tác và chuẩn bị trước cho tương lai, Việt Nam và Hàn Quốc có thể dẫn đầu ngành công nghiệp giải trí châu Á thông qua AI và robot…

Sáng nay, 11/9, Diễn đàn hợp tác Việt – Hàn lần thứ 5 với chủ đề “Hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc, trong thời đại 4.0” được tổ chức bởi Hiệp hội Kinh tế Thành Công (Hàn Quốc), Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam, Diễn đàn Văn hóa Hàn Quốc đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện được tổ chức nhằm thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước và mở ra các cơ hội hợp tác kinh tế chiến lược, với mục tiêu trở thành khối kinh tế trọng điểm của Châu Á trong thời đại mới – thời đại công nghệ 4.0.

Trong bối cảnh công nghệ đã tham gia vào mọi lĩnh vực và tạo ra các giải pháp siêu tân tiến như: công nghệ thực tế ảo, máy móc thông minh, robot trí tuệ nhân tạo, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cũng khẳng định thêm: “Hội nghị hợp tác kinh tế lần này sẽ đặt nền móng vững chắc cho những hợp tác kinh tế của hai nước trong kỷ nguyên 4.0, đặc biệt trong lĩnh vực văn hoá giải trí, thị trường mà Việt Nam được dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng 10,7%”.

Theo các số liệu được đưa ra trong báo cáo của Viện phát triển nội dung Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam, đã và đang nổi lên như một thị trường kinh tế lớn mạnh và thị trường văn hoá giải trí dự kiến sẽ là một thị trường tăng trưởng cao 8,8%, vượt xa mức tăng trưởng trung bình thế giới 5%. Với tín hiệu khả quan này, chính phủ Việt Nam đã và đang tập trung xây dựng một chiến lược nhằm thúc đẩy nền công nghiệp văn hoá giai đoạn 2020 – 2030. Việc hợp tác với Hàn Quốc, cường quốc số một khu vực Châu Á về lĩnh vực này sẽ là một bước đi đúng đắn, kịp thời, thể hiện ý chí quyết tâm và niềm tin tăng trưởng của chính phủ đối với thị trường. Đây cũng chính là lý do, mục đích lớn nhất của hội thảo kinh tế Việt – Hàn được tổ chức.

Bên cạnh sự tham gia của các vị lãnh đạo ban ngành, các chủ doanh nghiệp, CEO của các tập đoàn hai nước, sự có mặt của ông Lee Soo Man – Chủ tịch SM Entertainment được coi là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực mở ra cơ hội hội tác giữa các đơn vị Việt Nam và Hàn Quốc mà ở đây là SM Entertainment, công ty giải trí số một tại Hàn Quốc, một trong những đơn vị có công lớn nhất đưa làn sóng Hallyu “càn quét” toàn thế giới.

Làn sóng này không chỉ ảnh hưởng ở lĩnh vực văn hoá mà còn có tác động không nhỏ đến tất cả các ngành công nghiệp. Lợi ích kinh tế của làn sóng Hàn Quốc tăng từ 6,4 tỷ USD năm 2010 lên 18 tỷ USD vào năm 2015 và dự kiến đạt 51,8 tỷ USD vào năm 2020 tương đương với 58 nghìn tỷ won. Như vậy, thành công của ngành công nghiệp văn hoá giải trí Hàn Quốc đã dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngành công nghiệp khác ở Hàn Quốc và đem lại một giá trị gia tăng rất cao. Đây chính là một ví dụ điển hình để công nghiệp văn hoá Việt Nam học tập.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Lee Soo Man nhấn mạnh: “Việt Nam và Hàn Quốc là hai đất nước khá tương đồng về lối sống, suy nghĩ, đặc biệt là văn hoá Nho giáo, Việt Nam lại là một quốc gia trẻ trung, năng động với 65% dân số dưới 35 tuổi, thì việc xây dựng nền văn hoá giải trí đẳng cấp, đóng góp vào việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế như Hàn Quốc đã từng làm là điều rất khả thi”. Ông cũng chia sẻ thêm, kể từ đợt công tác tại Hà Nội vào năm 2017 đến nay, SM Entertainment đã và đang chuẩn bị rất nhiều kế hoạch, dự án muốn hợp tác với các doanh nghiệp tại Việt Nam, để cùng nhau xây dựng cho công cuộc phát triển thị trường đầy tiềm năng này.

Một trong số đó chính là kế hoạch thành lập công ty và tổ chức tìm kiếm, đào tạo tài năng tại Việt Nam trong tháng 11 sắp tới – dự án được chính ông Han Semin, Tổng Giám đốc của SM Entertainment chia sẻ trong phần thảo luận với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sự kiện. Trong bài phát biểu của mình, ông Lee cũng đưa ra tầm nhìn chiến lược về việc cùng với Việt Nam dẫn đầu ngành công nghiệp giải trí châu Á với kỹ thuật trí tuệ nhân tạo AI, công nghệ giải trí trong thế giới ảo. Một kỷ nguyên ở thời tương lai, khi mà ở đó, “thế giới người nổi tiếng” và “thế giới robot” sẽ tạo nên một đế chế ảo siêu khổng lồ – một nhân tố đóng vai trò quan trọng để đánh giá năng lực và vị thế của một quốc gia.

Theo vnmedia.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với