Việt Nam đón đầu sự phát triển công nghiệp thông minh

- in Tổng Hợp

Ngày 5.12, tại Hà Nội, phát biểu tại hội thảo và triển lãm quốc tế về phát triển công nghiệp thông minh (Smart Industry World 2017) do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế sâu rộng, công nghiệp thông minh một mặt mở ra nhiều cơ hội, song cũng đặt ra không ít thách thức đối với sự chuyển đổi nền công nghiệp đang thâm dụng vốn và lao động.

Chính phủ và doanh nghiệp (DN) bắt buộc tự nâng cao năng lực để có sự tiếp cận phù hợp. Chính phủ đã xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước ở từng bộ, ngành và địa phương, trong đó chú trọng vào đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia đã có sự phát triển về cả lượng và chất. Số doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST năm 2017 tăng gần gấp đôi so với năm 2016.

Bên cạnh 40 Quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế đã có mặt và hoạt động tại Việt Nam, các nhà đầu tư thiên thần và các tập đoàn, ngân hàng lớn cũng tham gia huy động, sử dụng nguồn lực tài chính lớn cho khởi nghiệp ĐMST. Đặc biệt, các hoạt động hỗ trợ DN, cải thiện môi trường kinh doanh được Chính phủ tập trung. Đa số các dịch vụ công hiện nay đã chuyển sang trực tuyến (88%), trong đó hơn 10% đã ở mức độ 3 và 4. Đa số các hoạt động kiểm tra chuyên ngành đã chuyển sang hậu kiểm…

Theo Thủ tướng, Việt Nam, tuy chưa có chiến lược riêng về thúc đẩy công nghiệp 4.0, nhưng trong từng lĩnh vực liên quan, đã có những định hướng và chiến lược. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành cần chủ động trong việc phối hợp với doanh nghiệp, đặt DN làm trung tâm trong xây dựng chính sách, đặc biệt là chính sách hướng tới phát triển công nghiệp thông minh.

Đối với Chính phủ, việc xây dựng chính sách cần tầm nhìn ở góc độ cao hơn để đảm bảo các chính sách có thể hỗ trợ, thúc đẩy, hoặc ít nhất là không cản trở các DN phát triển và chuyển đổi “thông minh” nhanh hơn, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trực tiếp hơn.

Các chính sách cũng cần thích ứng được với xu hướng phát triển của CNTT như các vấn đề về an ninh mạng, sở hữu thông tin, dữ liệu… Đối với DN, đó là áp lực cạnh tranh khốc liệt trên sân chơi toàn cầu, đó là áp lực về nguồn lực để chuyển đổi, đó là áp lực về đổi mới thực sự sáng tạo để tạo đột phá… Thủ tướng nhấn mạnh.

Nguồn laodong.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với