Xây dựng hành lang pháp lý, tiêu chuẩn để triển khai các sản phẩm mới; có chương trình, kế hoạch ứng xử với công nghiệp 4.0 với mục đích vươn lên hoặc giữ vững vị thế dẫn dắt của mình; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ,…
Theo đại diện Bộ KH&CN, tại Việt Nam, tuy chưa có chiến lược riêng về thúc đẩy công nghiệp 4.0 nhưng trong từng lĩnh vực liên quan đã có những định hướng và chiến lược cụ thể. Trong đó phải kể đến Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong đó nhấn mạnh phát triển, tạp sự bứt phá trong hạ tầng, ứng dụng và nhân lực CNTT-TT; Cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển được các công nghệ sản xuất mới.
Cũng trong Chỉ thị mới Thủ tướng Chính phủ đưa ra yêu cầu thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, mội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp cận các xu thế công nghệ sản xuất mới.
Đánh giá từ Bộ KH&CN cho thấy, sau một thời gian ngắn triển khai, nhiều bộ, ngành, địa phương đã có sự đầu tư và chủ động triển khai các nhiệm vụ được giao với nhiều mô hình mới đã được triển khai trong nhiều cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước.
Đẩy mạnh phát triển hạ tầng CNTT viễn thống với việc phủ sóng 4G tới 95% dân số; Đưa giáo dục STEM vào chương trình đào tạo, đổi mới đào tạo nghề nghiệp;
Tài trợ triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia theo xu hướng phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 với các dự án nghiên cứu ứng dụng robot, AI, Big dat, IoT,,…
Ban hành các chính sách ưu đãi cho phát triển CNTT và phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cấp năng lực công nghệ, chuyển giao ứng dụng, làm chủ và tiến tới sáng tạo công nghệ,…
Tuy vậy, theo đánh giá của Bộ KH&CN thì sự tiếp cận của trong thời gian qua còn rời rạc và thiếu tính kết nối. Cụ thể, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được triển khai vẫn đang là các hoạt động của từng ngành, khối riêng lẻ và vẫn chưa thực sự có sáng tạo, đột phá trong tiếp cận.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp phải là trung tâm của hệ thống đối mới sáng tạo quốc gia với sự gắn kết, hỗ trợ của các trung tâm, viện nghiên cứu và trường đại học.
Phát triển công nghiệp 4.0 cần được xây dựng trên đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ với định hướng số hóa.
Các quốc gia có chiến lược tiếp cận cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đề gia tăng mức đầu tư của Chính phủ vào nghiên cứu và phát triển. Do đó, cần đầu tư nhiều hơn và nghiên cứu và phát triển; Tăng cường tài trợ nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ lõi của công nghiệp 4.0.
Ở Việt Nam, đối với những doanh nghiệp có trình độ công nghệ còn thấp thì cần được chuyển đổi lên 4.0. Ở mức cao hơn, cần tập trung xây dựng khung và hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp đã sẵn sàng.
Để tiếp cận thành công cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cần xây dựng thế mạnh và giá trị cốt lõi của VIệt Nam dựa trên nhân tố đột phá là đổi mới sáng tạo, trên cơ sở sự phối hợp nhịp nhàng giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Do đó, Bộ KHCN khuyến nghị Nhà nước cần chủ động phói hợp với các doanh nghiệp, đặt doanh nghiệp làm trung tâm trong xây dựng chính sách đặc biệt là các chính sách hướng tới phát triển công nghiệp 4.0 chính sách hỗ trợ lãi xuất cho các doanh nghiệp chuyển đổi số hóa, chuyển giao và đổi mới công nghệ.
Về phía mình, các doanh nghiệp cũng cần tích cực, chủ động hơn trong phối hợp với Chính phủ chia sẻ về nguồn lực để phát triển hạ tầng, tiềm lực KHCN đổi mới sáng tạo quốc gia;
Quyết liệt đổi mới GD&ĐT đặc biệt là dạy nghề; Có chiến lực hợp tác cụ thể với các quốc gia đi đầu trong khu vực để cùng phát triển những thế mạnh của mình, tận dùng cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0
Ngoài ra, cũng cần có sự đánh giá lại hiện trạng sẵn sàng với cn 4.0 của Việt Nam để xây dựng chiến lực tiếp cận rõ ràng và phù hợp hơn.
Nguồn ictnews.vn