Xiaomi vượt Apple ở mảng thiết bị đeo thông minh

Xiaomi (Trung Quốc) đủ biết cách để “bon chen” lên top những nhà sản xuất thiết bị đeo hàng đầu thế giới, thậm chí vượt mặt cả ông lớn Apple.

1527174

                 Xiaomi vượt mặt Apple trở thành nhà sản xuất thiết bị đeo lớn thứ hai thế giới

Phonearena dẫn lời IDC cho biết thị phần của Xiaomi (Trung Quốc) trong sân chơi thiết bị đeo thông minh đã tăng trưởng vượt bậc, qua mặt đối thủ sừng sỏ là Apple và vươn lên vị trí thứ hai chỉ sau Fibit ngay trong Q1/2016.

Cụ thể, Fibit đã bán được hơn 4,8 triệu thiết bị đeo trong Q1/2016. Trong khi đó, công ty Trung Quốc cũng tăng trưởng nhanh chóng và đạt doanh số 3,7 triệu chiếc ngay trong quý đầu tiên của năm 2016. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, Xiaomi (Trung Quốc) đã bán thêm được 1,1 triệu sản phẩm, tốc độ tăng trưởng đạt tới hơn 41,8%. Một con số hết sức ấn tượng đối với một start-up còn non trẻ như Xiaomi.

1527177

Nếu không đề phòng Xiaomi, Fibit cũng có thế sớm bị “hạ bệ” trong thời gian tới

Đã hơn một năm kể từ khi chiếc Apple Watch ra mắt công chúng, sản phẩm này vẫn chưa có một vị trí xứng đáng trong phần đông người dùng. Tất thảy mọi người đều không mấy quan tâm tới một phụ kiện được bán kèm với iPhone. Con số đó thể hiện ở chỗ Apple chỉ bán được 1,5 triệu chiếc Apple Watch trong Q1/2016.

Trước đó theo số liệu Q4/2015 của IDC cho thấy, Apple đã bán được 5 triệu chiếc Apple Watch.

1527180

Bên cạnh đó, Garmin có vị trí thứ tư đầy thuận lợi với doanh số gần 1 triệu thiết bị. Xếp sau là các tên tuổi như Samsung, BBK (Trung Quốc), và nhiều hãng sản xuất khác. Có thể khẳng định, thành công về chiến lược quảng cáo đối với Gear S2 đã phần nào giúp Samsung dần phục hồi và quay trở lại top 5 sau khoảng thời gian “bết bát” với mảng kinh doanh thiết bị đeo.

Theo Businesswire, thị trường thiết bị đeo đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, mặc dù tốc độ này chưa thực sự cao so với quý 4/2015. Tổng doanh số bán ra thiết bị đeo trong Q1/2016 là 19,7 triệu chiếc, tăng 67,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhận định về biến động thị trường, nhà phân tích Ramon Llamas thuộc IDC chia sẻ: “Tin tốt là thị trường thiết bị đeo đang tiếp tục tăng trưởng và mở rộng. Các thiết bị đeo đang dần phát triển, ngày càng cải thiện về mẫu mã, chức năng và kiểu dáng. Những thay đổi đó giúp thiết bị đeo trở nên thu hút hơn. Nhưng hạn chế của sự phát triển nóng lại nằm chính ở một thị trường đông đúc. Nói cách khác không phải nhà sản xuất nào cũng có thể đảm bảo thành công trong thị trường này”.

IDC cũng đưa ra dự đoán về triển vọng của đồng hồ thông minh và thiết bị đeo cơ bản (thiết bị đeo không chạy các ứng dụng từ bên thứ ba). Đại diện IDC nhận định, thiết bị đeo cơ bản và đồng hồ thông minh đang là hai nhân tố hỗ trợ rất tốt, giúp mở rộng thị trường thiết bị đeo nói chung trong tương lai.

Ngoài ra, sự thành công của thiết bị đeo cũng phụ thuộc khá nhiều vào chiến lược phổ cập khái niệm của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới.

 

Theo VnReview.vn

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị