Năng lượng sinh khối – nguồn năng lượng đầy tiềm năng ở Việt Nam

- in Năng lượng sạch

Với đặc thù là một nước nông nghiệp, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển ngành năng lượng sinh khối với khả năng khai thác khoảng 150 triệu tấn mỗi năm.

Năng lượng sinh khối là gì?

Năng lượng sinh khối là năng lượng được tạo ra từ các vật chất nguồn gốc sinh học, chẳng hạn như cây cối tự nhiên, cây trồng công nghiệp, tảo và các loài thực vật khác, hoặc từ bã nông nghiệp, lâm nghiệp. Ngoài ra, chất thải từ các hoạt động của con người như từ quá trình sản xuất thức ăn nước uống, bùn/nước cống, phân bón, sản phẩm phụ gia (hữu cơ) công nghiệp và các thành phần hữu cơ của chất thải sinh hoạt cũng là nguyên liệu sản xuất cho ngành này.

 

Vỏ trấu – một nguyên liệu sinh khối rất dồi dào ở Việt Nam (Ảnh internet)

Để sản xuất năng lượng sinh khối, người ta sử dụng 3 công nghệ chính là vật lý, hóa nhiệt và hóa sinh học. Ngoài ra, còn một hình thức khác là sản xuất xăng sinh học. Trong chuyển đổi hóa nhiệt, có 4 hình thức là: đốt cháy, nhiệt phân, khí hóa và hóa lỏng. Còn 2 hình thức chuyển đổi hóa sinh học là phân giải khí và lên men. Đây được xem là một nguồn năng lượng sạch vì nó tác động tích cực đến môi trường, tạo ra ít cacbonic hơn năng lượng hóa thạch. Nó cũng được tính là một nguồn năng lượng tái tạo bên cạnh năng lượng mặt trời, năng lượng gió… vì tốc độ bổ sung nhanh hơn nhiều so với năng lượng hóa thạch đòi hỏi thời gian hàng triệu năm.

Tiềm năng phát triển nguồn năng lượng này ở Việt Nam

Theo thống kê, khả năng khai thác bền vững để sản xuất năng lượng sinh khối ở nước ta là khoảng 150 triệu tấn/năm. Công suất tạo ra từ nguồn sinh khối phế thải nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, rác hữu cơ đạt khoảng 400 MW. Trong đó, một số dạng sinh khối có thể khai thác được ngay để sản xuất điện hoặc áp dụng công nghệ đồng phát năng lượng (sản xuất cả điện và nhiệt) là: trấu ở Đồng bằng sông Cửu Long, bã mía dư thừa tại các nhà máy đường, cây trồng năng lượng như cỏ voi, rác thải sinh hoạt trong các đô thị lớn, chất thải chăn nuôi và chất thải hữu cơ khác từ chế biến nông – lâm – hải sản.

NLSK tại Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển (Ảnh minh họa internet)

Số liệu từ Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, tiềm năng sản xuất năng lượng sinh khối từ gỗ củi ở nước ta có thể đạt 14,6 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2030; phế thải từ nông nghiệp có thể đạt 20,6 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2030; từ rác thải đô thị đạt khoảng 1,5 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2030. Trong cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tiềm năng phát triển ngành năng lượng này lớn nhất, chiếm 33.4%; kế đến là Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung với 21.8%.

Để tận dụng tiềm năng lớn này, Việt Nam cũng đang hướng đến phát triển điện sinh khối bên cạnh phát triển điện mặt trời, điện gió. Theo Quy hoạch phát triển điện sinh khối ĐBSCL giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030, mục tiêu phát triển nguồn điện sinh khối đi đôi với bảo vệ môi trường, sử dụng công nghệ hiện đại. Trong đó, tập trung đẩy mạnh khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn trấu cho sản xuất điện, giai đoạn 2021-2030 sẽ lắp đặt điện trấu cho công suất 150MW. Còn tại TP.HCM, theo Quy hoạch phát triển điện lực TP.HCM giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 thì đến 2025 sẽ đưa vào vận hành nhà máy phát điện từ nguồn đốt chất thải rắn với tổng công suất dự kiến khoảng 30 MW và giai đoạn sau năm 2025 sẽ có thêm một nhà máy đi vào hoạt động với tổng công suất khoảng 45 MW.

Thực tế, tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ… đã có một số nhà máy điện đốt rác thải đi vào hoạt động. Tại TP.HCM, đã có 1 dự án xử lý chất thải rắn kết hợp thu hồi năng lượng để phát điện đi vào hoạt động, công suất lắp đặt 2,4 MW. Tuy nhiên,có thể nói, sự phát triển của ngành năng lượng sinh khối ở nước ta hiện vẫn còn chậm, chưa tương xứng so với tiềm năng.

Nguồn: Solarpower

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với