COP28: Hứa Hẹn Thách Thức Và Cơ Hội Cho Năng Lượng Tái Tạo

- in Năng lượng sạch, Tổng Hợp

COP28 – Ra mắt nền tảng tài chính xanh, cam kết của gần 120 quốc gia về năng lượng tái tạo, và sự đồng thuận quan trọng đối với môi trường là những điểm nổi bật tại Hội nghị này. Chúng có ý nghĩa lớn trong việc giảm lượng khí thải carbon toàn cầu và thúc đẩy ngành công nghiệp năng lượng tái tạo.

Gần 120 Quốc Gia Cam Kết Năng Lượng Tái Tạo

Trong khuôn khổ Hội nghị COP28, gần 120 quốc gia đã thống nhất về mục tiêu tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi tốc độ cải thiện hiệu quả năng lượng toàn cầu (từ khoảng 2% lên con số hàng năm là 4%) vào năm 2030.

Mục tiêu này được đưa ra bởi Liên minh châu Âu (EU) ban đầu, và sau đó nhận được sự ủng hộ từ Mỹ, UAE (chủ nhà COP28), EU, G7 và G20. Mục tiêu này đòi hỏi thế giới phải đạt được tổng công suất năng lượng tái tạo là 11.000 GW vào năm 2030, trong đó năng lượng mặt trời và năng lượng gió sẽ đóng vai trò quan trọng.

Năng lượng tái tạo có thêm đòn bẩy từ Hội nghị COP28 Toàn cảnh lễ khai mạc Hội nghị COP28 tại Dubai, UAE (Ảnh: THX/TTXVN)

Việc tăng gấp 3 nguồn năng lượng sạch như gió và mặt trời, cùng với việc tăng đôi hiệu quả tiết kiệm năng lượng, sẽ giúp giảm 85% lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong thập kỷ này để đáp ứng mục tiêu về biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu, điều này sẽ giúp ngành công nghiệp năng lượng tái tạo thu hút vốn đầu tư toàn cầu, đặc biệt từ các tổ chức ủng hộ môi trường.

Nền Tảng Tài Chính Xanh Và Quỹ Đầu Tư Khí Hậu

Nền tảng “Liên minh nâng cao năng lực đầu tư bền vững” (CASI) đã chính thức ra mắt tại Dubai, UAE trong khuôn khổ Hội nghị COP28 vào ngày 5/12. CASI là một nền tảng hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy tài chính bền vững cho các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển. Được khởi xướng bởi Viện Tài chính và Bền vững (IFS) có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc, CASI có 20 thành viên sáng lập.

CASI dự kiến sẽ hoạt động từ năm 2024 và mục tiêu của nó là đào tạo và huấn luyện 100.000 chuyên gia cho các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển (EMDE) vào năm 2030. Các sự kiện trực tiếp sẽ diễn ra tại châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh.

Trong khi đó, quỹ đầu tư Alterra cũng được thông báo thành lập trong khuôn khổ COP28. UAE cam kết đầu tư 30 tỷ USD vào quỹ này và hy vọng thu hút tổng trị giá 250 tỷ USD vào năm 2030.

Năng lượng tái tạo có thêm đòn bẩy từ Hội nghị COP 28 Tổng thống UAE Sheikh Mohamed Bin Zayed Al Nahyan đã công bố ra mắt Alterra khi khai mạc COP28

Mục tiêu chính của Alterra là đầu tư vào các dự án khí hậu ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển. Ban đầu, quỹ sẽ tập trung vào phát triển hơn 6 GW công suất năng lượng sạch tại Ấn Độ, cùng với việc hỗ trợ cho hệ thống hơn 5 GW các dự án điện mặt trời và gió trên bờ ở châu Phi, cũng như nền tảng điện khí hóa nông thôn ở châu Mỹ Latinh.

Những Diễn Biến Khác Tại Hội Nghị COP28

Hội nghị COP28 đã diễn ra tại Dubai, UAE từ ngày 30/11 đến ngày 12/12/2023, với sự tham dự của hơn 140 Nguyên thủ và Thủ tướng chính phủ, cùng khoảng 97.000 đại biểu đăng ký tham dự.

Một số điểm nổi bật tại Hội nghị bao gồm:

  • Hơn 130 quốc gia đã đồng thuận đưa lương thực, thực phẩm và nông nghiệp vào kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu quốc gia.
  • 63 quốc gia, trong đó có Việt Nam, cam kết giảm ít nhất 68% lượng khí thải liên quan đến các hoạt động làm mát và điều hòa không khí vào năm 2050, cùng với các mục tiêu khác về hiệu suất năng lượng tối thiểu vào năm 2030.
  • Việt Nam cùng với nhóm các nước đã cam kết huy động 15,5 tỷ USD trong 3-5 năm tới để ứng phó với chuyển đổi năng lượng công bằng.

Nguồn: Vũ Phong Energy Group

Bạn có quan tâm tới

Đón đầu xu hướng: Hợp tác lắp đặt trạm sạc xe điện 0 đồng, lợi nhuận bền vững

Xe điện đang trở thành xu hướng toàn