Những thành phố sử dụng 100% năng lượng tái tạo trên thế giới

- in Năng lượng sạch

Sử dụng năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió, địa nhiệt…) là xu hướng đang diễn ra rộng khắp trên toàn cầu. Dưới đây là một số thành phố tiên phong sử dụng 100% điện năng từ các nguồn năng lượng sạch này.

Thành phố Burlington, Vermont (Mỹ)

nhung-thanh-pho-su-dung-100-nang-luong-tai-tao-tren-the-gioi-1Burlington, Vermont. (Ảnh internet)

Burlington là thành phố ở tây bắc Vermont và là thành phố đông dân nhất của bang này. Người ta thường nhắc đến Burlington là thành phố chocolate của Mỹ và có những điểm du lịch nổi tiếng, ít ai biết được đây là thành phố đầu tiên ở xứ sở Cờ Hoa sử dụng 100% năng lượng tái tạo (chủ yếu là điện mặt trời, điện gió và năng lượng sinh khối). Đặc biệt, toàn bộ phương tiện giao thông trong thành phố đều chạy bằng các nguồn năng lượng sạch. Burlington đã không ngừng nghiên cứu, áp dụng những cách để thành phố hoàn toàn không có khí nhà kính, trở thành một thành phố xanh đúng nghĩa.

Thành phố Babcock Ranch, Florida (Mỹ)

Nhờ quanh năm chan hòa ánh nắng mặt trời, Florida đã phát triển thành “bang mặt trời” của Mỹ. Đặc biệt, trong bang có đô thị sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời là Thành phố Babcock Ranch. Điện mặt trời ở đây không phải do chính quyền bang chủ trương quy hoạch, phát triển mà hoàn toàn do tư nhân. Điện được sản xuất từ khu điện mặt trời lớn nhất nước Mỹ, các tấm pin mặt trời trên mái nhà, tường nhà, cây giả sản sinh năng lượng mặt trời… Thành phố cũng có những trạm sạc miễn phí cho các xe điện để hạn chế tối đa việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch như xăng, dầu diesel. Mọi sản xuất, sinh hoạt ở thành phố này đều sử dụng 100% năng lượng tái tạo, thậm chí còn điện dư để hòa vào mạng lưới điện của tiểu bang.

nhung-thanh-pho-su-dung-100-nang-luong-tai-tao-tren-the-gioi-2Tại Babcock Ranch, các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên các mái nhà, cột đèn… để cung cấp nguồn năng lượng sạch (Ảnh internet)

Georgetown, Texas (Mỹ)

Georgetown là thành phố đầu tiên sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo của bang Texas và là một trong những thành phố tiên phong trên thế giới sử dụng 100% năng lượng sạch. Nguồn năng lượng dùng để phục vụ các cư dân thành phố chủ yếu là năng lượng mặt trời và năng lượng gió, được tạo ra từ các trang trại điện mặt trời và điện gió do Công ty SunEdison và một số công ty khác phát triển. Theo nhà chức trách thành phố Georgetown, việc thành phố sử dụng các nguồn năng lượng sạch là để tiết kiệm chi phí chi trả cho điện và tiết kiệm nguồn nước sử dụng. Ngoài Georgetown, nhiều thành phố khác trong bang cũng quan tâm đến năng lượng sạch vì muốn có giá điện ổn định, đối phó với sự biến động giá khó lường của nhiên liệu hóa thạch. Trước đó, Texas được biết là nơi khai thác và sử dụng khí đốt tự nhiên nhiều nhất nước Mỹ.

nhung-thanh-pho-su-dung-100-nang-luong-tai-tao-tren-the-gioi-3Georgetown, Texas. (Ảnh internet)

Thủ đô Canberra, Australia

Từ đầu năm nay, Thủ đô Canberra chính thức ghi tên vào danh sách các thành phố chuyển đổi thành công sang sử dụng 100% điện từ nguồn năng lượng tái tạo và giữ vị trí số 8. Đây là kết quả của hành trình được chính quyền Canberra lên kế hoạch và bắt đầu triển khai từ khoảng 6-7 năm trước.

nhung-thanh-pho-su-dung-100-nang-luong-tai-tao-tren-the-gioi-4Một nhà máy điện mặt trời tại Canberra, Australia (Ảnh internet)

Năng lượng mặt trời và gió để cung cấp cho thành phố đến từ các trang trại trong khu vực và tại 4 tiểu bang khác trên toàn quốc. Chính quyền Canberra cũng xem xét để chuyển đổi các loại xe ô tô công vụ, xe buýt, thậm chí cả xe cứu hỏa sang các dòng xe điện để giảm lượng khí phát thải cho thành phố. Ước tính việc chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng năng lượng sạch giúp Canberra cắt giảm 40% lượng khí phát thải. Mục tiêu của thành phố này là trung hòa khí thải các-bon vào năm 2045.

Tại Việt Nam, phát triển năng lượng tái tạo cũng là một trong những mục tiêu ưu tiên để giảm sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng phát điện truyền thống, nhằm bảo vệ môi trường, vì sự phát triển bền vững của quốc gia và các nước trong khu vực. Theo Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% vào năm 2030; 25-30% vào năm 2045. Hiện các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời, đang được Nhà nước khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp tham gia đầu tư, để tăng trưởng nguồn năng lượng sạch tại Việt Nam và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Nguồn: Vuphong.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với