Xu hướng lắp đặt năng lượng mặt trời cho các công trình công cộng

- in Năng lượng sạch

Lắp đặt năng lượng mặt trời cho các công trình công cộng như bệnh viện, công viên, sân vận động, trường học, đèn đường… là giải pháp hiệu quả để tiết kiệm điện. Đây cũng là xu hướng chung của thế giới khi đẩy mạnh khai thác các nguồn năng lượng tái tạo. Hãy cùng “điểm danh” một số cách tận dụng năng lượng mặt trời cho các công trình công cộng tại Việt Nam cũng như trên thế giới:

Hệ thống chiếu sáng công cộng

Công trình đèn đường năng lượng mặt trời ở Đồng Nai do Vũ Phong Solar thực hiện

Những tiến bộ của công nghệ năng lượng mặt trời đã mở ra nhiều hướng khai thác thiết thực. Trong đó, rất phổ biến là lắp đặt năng lượng mặt trời cho các trụ đèn trên đường phố, trong công viên, trong các bãi đậu xe hay trong bất kỳ khu vực công cộng nào. Hệ thống chiếu sáng này hoạt động nhờ sự trợ giúp của các tấm pin mặt trời. Ban ngày, chúng nhận năng lượng và tạo ra điện, nạp vào bình sạc hoặc pin sạch. Buổi tối, bình/pin sạc sẽ cung cấp điện cho đèn chiếu sáng. Nhờ bộ điều khiển hoặc cảm biến, đèn có thể tự bật tắt vào khung giờ chỉ định hoặc dựa vào cảm biến ánh sáng mặt trời. Tại Việt Nam, đèn chiếu sáng trên đường hoặc trong công viên cũng đã được nhiều tỉnh triển khai.

Trạm sạc năng lượng mặt trời

trạm sạc năng lượng mặt trời tại Bà Rịa
Một trạm sạc năng lượng mặt trời tại Bà Rịa -Vũng Tàu

Những trạm sạc có lắp đặt năng lượng mặt trời được xây dựng để sạc nhanh cho các thiết bị di động thiết yếu như điện thoại, máy tính xách tay, máy tính bảng… thậm chí là xe điện. Tùy mục đích và quy mô mà mỗi trạm sạc sẽ có kết cấu khác nhau. Chẳng hạn, ở các công trình trạm sạc dùng cho điện thoại, laptop… thân trạm sẽ được thiết kế các chấu điện và cổng USB, có thể tích hợp cả đèn để tự chiếu sáng, thuận tiện trong trường hợp có người sử dụng vào buổi tối. Tại Việt Nam, trường Đại học quốc tế RMIT cơ sở Nam Sài Gòn là ngôi trường đầu tiên lắp đặt trạm sạc năng lượng mặt trời để phục vụ cho toàn thể sinh viên, giảng viên và cán bộ công nhân viên của nhà trường. Công trình này do Vũ Phong Solar thực hiện. Mới năm ngoái, năm 2019, Vũ Phong Solar cũng đã lắp đặt nhiều  trạm sạc năng lượng mặt trời tại các Trường học thuộc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.

Sân vận động lắp điện mặt trời

Sân vận động đầu tiên và lớn nhất thế giới sử dụng 100% năng lượng mặt trời
Sân vận động đầu tiên và lớn nhất thế giới sử dụng 100% năng lượng mặt trời (Ảnh internet)

Năm 2009, có một sân vận động phục vụ Thế vận hội đã khiến đông đảo người dân khắp thế giới trầm trồ khi là công trình thể thao đầu tiên sử dụng 100% năng lượng mặt trời. Đó là Sân vận động Quốc gia Cao Hùng, Đài Loan. Công trình“khổng lồ” này có sức chứa lên tới 55.000 người với thiết kế rất ấn tượng. Phần mái rộng 14.115m2 được tích hợp gần 9.000 tấm pa-nô năng lượng mặt trời. Tất cả các thiết bị âm thanh, ánh sáng, điều hòa, tưới nước… của sân vận động đều lấy điện từ hệ thống năng lượng mặt trời này. Trong đó, hệ thống audio loa phóng thanh của sân vận động này có thể phát ra âm thanh cực lớn, tới 105 db. Đây cũng là một trong những công trình năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới.

Thùng rác tự nén lắp đặt năng lượng mặt trời

Thùng rác sử dụng năng lượng mặt trời
Thùng rác sử dụng năng lượng mặt trời ở Singapore (Ảnh internet)

Ở Anh, người ta sử dụng các thùng rác lắp đặt năng lượng mặt trời tự nén có sức chứa nhiều hơn gấp 8 lần so với những thùng rác bình thường cùng kích cỡ. Rác sau khi được đưa vào thùng ở một mức nhất định sẽ được cắt nhỏ và nén chặt lại. Nó hoạt động dựa trên một bộ pin nạp bằng năng lượng mặt trời. Thùng rác còn có hệ thống cảm ứng để báo tín hiệu cho các nhân viên vệ sinh môi trường khi đầy 85%. Singapore cũng sử dụng các thùng rác năng lượng mặt trời có tính năng tương tự, thậm chí còn có thể giúp mọi người truy cập wifi miễn phí. Tại Việt Nam cũng có những chiếc thùng rác thông minh đặt ở các khu vực công cộng có chức năng lọc nước thải nuôi cây xanh và có thể sạc pin điện thoại di động bằng năng lượng mặt trời.

Nguồn:  Vuphong.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với