2 con kền kền Intel và NVIDIA nên xâu xé cái xác của AMD để cạnh tranh lẫn nhau

Bạn có thể không nhận ra rằng Intel và NVIDIA đang cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực mới. Để cuộc đấu đó trở nên cân tài cân sức hơn, cả Intel và NVIDIA đều cần mua lại các mảng kinh doanh trọng yếu từ đối thủ bị họ đè bẹp: AMD.

Báo cáo tài chính mới nhất của AMD cho thấy những con số vô cùng thê thảm. Doanh thu của hãng sản xuất CPU và GPU thứ 2 thế giới trong quý 1/2016 chỉ đạt hơn 830 triệu USD, giảm 13% so với quý trước đó. Lỗ ròng của công ty đạt tới mức 109 triệu USD.

Đau lòng hơn, Advanced Micro Devices đang lỗ theo chiều hướng… không thể ngẩng mặt lên được. Quý cùng kỳ đầu năm 2015, AMD lỗ tới 180 triệu USD trên doanh thu vỏn vẹn hơn 1 tỷ USD.

AMD đang chết vì PC xuống dốc, nhưng 2 đối thủ của hãng đều tiếp tục kinh doanh tốt. Dù phải cắt giảm tới 12.000 nhân lực nhưng Intel vẫn đạt lãi ròng 2,6 tỷ USD trên doanh thu cao gấp 14 lần AMD. Quan trọng hơn, Intel đang có những bước tiến mạnh mẽ trên thị trường đám mây và cảm biến IoT để thế chỗ cho thị trường PC đang ngày một suy giảm.

NVIDIA thì sao? Tuy mức doanh thu 1,3 tỷ USD không thực sự áp đảo AMD nhưng NVIDIA lại đang kinh doanh có lời: mức lãi ròng mà ông vua GPU đạt được trong quý vừa rồi là 263 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ 2015. Cũng giống như Intel, NVIDIA vẫn đang sống bằng mảng kinh doanh cốt lõi (GPU) nhưng cũng đang có những bước tiến mạnh mẽ sang các lĩnh vực khác như chip IoT và trung tâm dữ liệu.

2-con-ken-ken-intel-va-nvidia-nen-xau-xe-cai-xac-cua-amd-de-canh-tranh-lan-nhau
Liên tiếp suy giảm doanh thu và liên tiếp chịu lỗ, AMD đang nằm trong danh sách “hấp hối”.

Cả 2 cuộc đua được AMD chọn làm nguồn sống là CPU và GPU đều đang dần trở thành các cuộc đua đơn mã. Chú ngựa bị bỏ lại rất xa phía sau luôn là AMD. Quan trọng hơn, nếu cứ tiếp tục lỗ và tính tiền nợ bằng đơn vị tỷ đô như hiện nay, AMD làm thế nào để sống sót?

Câu trả lời là “Chẳng làm thế nào cả”. AMD có vẻ chắc chắn sẽ chết.

Nhưng trong thế giới công nghệ, sẽ chẳng có một công ty biến mất vào hư không khi đệ đơn phá sản. Những con kền kền hùng mạnh sẽ thâu tóm lại chuỗi cung ứng, thương hiệu, nhân sự cũng như các nguồn lực từ kẻ kém may mắn.

Là một công ty sống bằng GPU và CPU, AMD (hay nói chính xác hơn là cái xác của AMD khi hãng này kiệt quệ vì các khoản lỗ đầm đìa và các món nợ khổng lồ) nên bị thâu tóm bởi chính 2 đối thủ lớn nhất của mình: Intel và NVIDIA. Lý do là bởi Advanced Micro Devices đang nắm giữ chìa khóa cho vấn đề trầm trọng nhất của cả Intel và NVIDIA khi hai hãng này hướng tới những cuộc chiến tất yếu của tương lai.

2-con-ken-ken-intel-va-nvidia-nen-xau-xe-cai-xac-cua-amd-de-canh-tranh-lan-nhau (1)

Iris có phát triển đến mấy thì Intel vẫn là kẻ ngoài cuộc khi nói về UltraHD…

Đầu tiên là Intel. Nếu để ý tới những bước tiến của Intel trên mảng sản phẩm người tiêu dùng thì bạn sẽ thấy 2 xu hướng rõ rệt: 1, trong nhiều năm Intel không chỉ tập trung vào cải thiện hiệu năng mà còn nỗ lực giảm điện năng tiêu thụ của chip và 2, hiệu năng đồ họa tích hợp trên CPU Intel Core đã tăng chóng mặt qua mỗi đời chip.

Lý do cho cả 2 xu hướng này là hết sức rõ ràng. Giảm điện năng là để chạy đua trên lĩnh vực di động, còn tăng hiệu năng đồ họa là để đón đầu những cuộc cách mạng hiển thị mới như màn hình 4K và VR (thực tại ảo), AR (thực tại tăng cường).

Nhưng Intel rõ ràng đã thua cuộc trên lĩnh vực di động. Trái ngược lại, VR/AR đang dần trở thành mũi nhọn cạnh tranh của chiếc PC – loại phần cứng hiện vẫn chiếm phần lớn nguồn sống của Intel và NVIDIA. Ở thời điểm năm 2016, khi VR đang gây sốt ồ ạt, Xbox One và PlayStation 4 mới chỉ tròn 3 năm tuổi đời, tức là còn ít nhất 2 năm nữa mới được nâng cấp phần cứng. Máy Mac thì luôn có đồ họa… kém cỏi và là sản phẩm bị game thủ tránh xa. Chiếc PC bỗng dưng trở thành lựa chọn duy nhất để đón đầu

2-con-ken-ken-intel-va-nvidia-nen-xau-xe-cai-xac-cua-amd-de-canh-tranh-lan-nhau (2)
… và VR.

Thực chất, lý do khiến NVIDIA đột ngột ra mắt một chiếc card đồ họa siêu mạnh có giá thấp hơn hẳn thế hệ cũ cũng là để đón đầu và thống lĩnh VR. Nhưng sự kiện ra mắt những chiếc card hấp dẫn khó cưỡng như GTX1080 và GTX1070 cũng đồng nghĩa với vị trí mãi mãi… lẹt đẹt của Intel trên bất kỳ lĩnh vực đồ họa nào, đặc biệt là VR/AR và 4K/8K. Dù có mạnh mẽ đến mấy thì chip của Intel cũng không thể mơ tới đồ họa ngang tầm GTX750 trong vòng vài năm nữa, huống chi NVIDIA giờ đây đã có GTX1080.

Quả thật, khi nhắc tới VR người ta sẽ nghĩ ngay tới đầu tư vào card màn hình thay vì đầu tư vào chip. Đồ họa đang là nút thắt cổ chai của công nghệ thực tại ảo, và chừng nào chưa sở hữu mảng sản xuất GPU rời cao cấp Intel vẫn sẽ là “công dân hạng hai” so với NVIDIA. Mua lại mảng đồ họa từ AMD sẽ là lựa chọn tốt nhất để gã khổng lồ vi xử lý có thể giải quyết vấn đề này.

2-con-ken-ken-intel-va-nvidia-nen-xau-xe-cai-xac-cua-amd-de-canh-tranh-lan-nhau (3)
Đây là sân nhà của Intel.

Nhưng ngược lại, Intel cũng đang nắm giữ vị thế quá áp đảo trên một số thị trường mà NVIDIA muốn nhắm tới. Trong quý đầu năm, NVIDIA bắt đầu hưởng trái ngọt từ các mảng trung tâm dữ liệu và IoT, trong đó nổi bật nhất là dòng chip Tegra được tái định hướng sang mảng xe hơi thông minh thay vì tiếp tục tiến sâu vào “bãi lầy” di động.

Đáng tiếc là các mảng này của NVIDIA chỉ là… muỗi so với Intel, vốn thu về 4 tỷ USD doanh thu datacenter và 651 triệu USD doanh thu IoT trong cùng một quý.

Trong khi VR hứa hẹn là loại hình nội dung giải trí/mạng xã hội hấp dẫn nhất của tương lai thì Internet of Things lại là nền tảng thay đổi cuộc sống của con người. NVIDIA đã ra mắt nhiều thế hệ Tegra đủ mạnh mẽ để tạo ra trải nghiệm xe hơi thực sự thông minh, nhưng Intel đã ra mắt hẳn một loạt cảm biến siêu nhỏ để trang bị cho “Vạn Vật” kết nối của tương lai. Mảng trung tâm dữ liệu của NVIDIA khởi sắc là nhờ GPU ngày càng được tận dụng nhiều để phục vụ cho lĩnh vực học sâu, nhưng cuối cùng thì hạ tầng đám mây vẫn thuộc về Intel với doanh thu áp đảo cả các nhà sản xuất GPU lẫn các nhà sản xuất ARM.

2-con-ken-ken-intel-va-nvidia-nen-xau-xe-cai-xac-cua-amd-de-canh-tranh-lan-nhau (4)

Làm chủ thị trường datacenter là làm chủ một nửa của tương lai Internet of Things.

Đó là một kịch bản không mấy dễ chịu cho NVIDIA. Chưa cần biết mảng chip IoT của NVIDIA sẽ phát triển đến mức độ nào, thiếu đi giải pháp CPU cho đám mây sẽ khiến cho hãng này gặp khó. Đi lên đám mây là một xu hướng tất yếu mà cả thế giới đang theo đuổi, nhất là trong bối cảnh dữ liệu người dùng sẽ tăng theo cấp số mũ khi tất cả mọi thứ đều được kết nối Internet.

Giải pháp của NVIDIA để cạnh tranh thành công với Intel trong tương lai? Mua lại mảng sản xuất CPU của AMD. Một thương vụ như vậy sẽ không chỉ giúp NVIDIA có thể tạo ra một trải nghiệm PC/console hiệu năng cao đầy đủ mà còn giúp hãng này lấn sân một cách nghiêm túc sang thị trường đám mây. Ngoài Intel, các hãng sản xuất chip khác đều đang tỏ ra hoàn toàn mờ nhạt trên phân khúc này và không phải bất cứ một nhà sản xuất chip nào cũng đang có tiềm năng tài chính hùng mạnh như NVIDIA.

Nói tóm lại, AMD đang rất cận kề cái chết. Nhưng cái chết của hãng chip đã luôn yếu thế này hoàn toàn có thể mở ra một kỷ nguyên điện toán mới. Nếu NVIDIA mua lại mảng sản xuất CPU của AMD và Intel mua lại mảng đồ họa, thị trường vi xử lý hiệu năng cao sẽ là cuộc đối đầu của 2 ông lớn cực kỳ hùng mạnh, mỗi ông lớn có thế mạnh riêng nhưng lại ngang tài ngang sức trong cuộc đấu tổng thể trải dài từ ngôi nhà của người dùng tới đám mây thông minh.

2-con-ken-ken-intel-va-nvidia-nen-xau-xe-cai-xac-cua-amd-de-canh-tranh-lan-nhau (5)
Giờ là lúc nước sông phạm vào nước giếng.

Lúc đó, người tiêu dùng sẽ là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất, bởi chỉ trong một cuộc đấu cân sức giá cả mới có thể xuống dốc. Lúc này, AMD vẫn đang bị NVIDIA và Intel đè bẹp. Ai có thể ngăn Intel đội giá Core i7, NVIDIA đội giá GTX 1080 khi AMD “qua đời”? Câu trả lời đã có mặt ngay trong câu hỏi trên: NVIDIA và Intel.

Theo Genk.vn

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị