AI sẽ biến “smartphone” thành “intelligent phone”

- in Tổng Hợp

Tại sự kiện Huawei Asia-Pacific Innovation Day 2017 mới đây, Huawei khẳng định AI sẽ tạo ra bước ngoặt cho smartphone khi chuyển hóa thành “intelligent phone”.

Theo Felix Zhang, Giám đốc của Consumer Software Engineering và Intelligence Engineering thì việc bổ sung trí tuệ nhân tạo (AI) cho smartphone sẽ mang lại sự thay đổi về công nghệ. AI được so sánh với sự ra đời của động cơ hơi nước ở khả năng làm thay đổi cuộc sống của con người.

Ông nói rằng Mobile AI sẽ thay đổi hai khía cạnh quan trọng của điện thoại thông minh đó là: Tương tác giữa người sử dụng thiết bị và “sự mở rộng tính cá nhân hóa”.

Khía cạnh đầu tiên sẽ cải thiện hiệu quả sự tương tác giữa người sử dụng và điện thoại của họ qua văn bản, giọng nói, hình ảnh, video hay cảm biến. Trong khi đó, khóa cạnh thứ 2 thể hiện qua việc cung cấp dịch vụ và thông tin tổng hợp trên các ứng dụng, nội dung, các tính năng của bên thứ ba và các tính năng gốc.

Zhang cho biết khi phát biểu tại sự kiện Huawei Asia-Pacific Innovation Day 2017 ở Kuala Lumpur rằng: “Nếu bạn nhìn vào toàn bộ hệ sinh thái, AI sẽ cơ bản thay đổi điện thoại từ “smartphone” sang “intelligent phone”.

Huawei đã công bố chipset Kirin 970 với AI tích hợp vào tháng 9 và gọi đây là “tương lai của điện thoại thông minh”. Nền tảng AI di động mới của Huawei được tạo thành từ sự kết hợp của AI trên thiết bị và đám mây AI.

Giám đốc điều hành Richard Yu cho biết: “Huawei cam kết phát triển các thiết “smart” thành “intelligent devices” bằng cách hỗ trợ phát triển chip, thiết bị và điện toán đám mây”. Intelligent có thể được coi là cấp độ cao hơn của Smart – đó là hướng đi của Huawei.

Hạn chế cần khắc phục của cloud AI chính là độ trễ trong xử lí, tính ổn định và sự riêng tư. Tháng trước, Huawei công bố các thiết bị cầm tay hàng đầu của mình là Mate 10 và Mate 10 Pro, được trang bị vi xử lý Kirin tích hợp AI – trí tuệ nhân tạo trên các thiết bị này có khả năng xử lý 2000 hình ảnh/phút thông qua công nghệ nhận diện hình ảnh.

Huawei cũng xây dựng Kirin 970 như là một nền tảng mở cho các nhà phát triển và đối tác để thúc đẩy nó phát triển hơn nữa.

Theo Zhang, bốn thách thức chính mà Huawei gặp phải khi triển khai thiết bị AI là nhận thức, kiến thức, an ninh và sử dụng điện năng.

Zhang cho biết, hệ điều hành EMUI 8.0 của điện thoại bao gồm “AI exploration” có khả năng dự đoán hành vi người dùng một cách thông minh, phân bổ năng lượng thông minh và nhận thức bối cảnh thông minh bằng công nghệ máy học.

Ngoài ra, chức năng AI zoom và AI Oject đảm bảo cho camera biết được cần lấy nét vào đâu khi chụp ảnh. Trong khi đó, tính năng “AI-accelerated translation” có thể dịch hơn 50 ngôn ngữ cả ngoại tuyến và trực tuyến ba lần nhanh hơn so với các công nghệ trước đây.

Hồi tháng 8 vừa rồi, Huawei đã nói rằng AI sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đổi mới điện thoại thông minh của hãng. Gã khổng lồ công nghệ này dự đoán “superphone” sẽ được phát triển vào năm 2020 để tận dụng các tiến bộ trong AI, dữ liệu lớn và điện toán đám mây.

AI không chỉ thay đổi điện thoại thông minh về cơ bản mà nó cũng làm chuyển đổi trải nghiệm người dùng và khiến cho việc kinh doanh của các ngành công nghiệp truyền thống ngày càng được số hóa.

Một trong những ngành có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp điện tử trong tương lai là dầu và khí đốt. Tổng Giám đốc Tập đoàn Tài nguyên Dầu mỏ Malaysia Shahrol Azral Ibrahim Halmi khuyến khích vượt qua việc cạnh tranh truyền thống để cùng nhau chia sẻ, học hỏi từ các bộ dữ liệu của nhau để phát triển tiềm năng của AI.

Tại sự kiện Huawei Innovation Day 2017, ông lập luận rằng: “Khi bạn nói về AI, giá trị đến từ các bộ dữ liệu. Tesla đã đi đầu trong ngành công nghiệp này bởi vì số liệu của họ về ô tô tự lái rất lớn so với các công ty ô tô khác”.

Người đồng sáng lập Ofo, ông Xue Ding, nói rằng ông cũng coi AI là “một chủ đề quan trọng” khi khởi động startup chia sẻ xe đạp của mình (dự án được triển khai hồi tháng trước tại Úc).

AI, 5G, và Internet of Things (IoT) sẽ trở thành cơ sở hạ tầng của cuộc sống hàng ngày, vì “mọi thứ sẽ trở thành một thiết bị đầu cuối thu thập dữ liệu”.

Đầu năm nay, Ofo, China Telecom và Huawei đã cùng nhau phát triển một khóa thông minh hẹp IoT (NB-IoT) sử dụng OpenLab của Huawei. Họ cũng khuyến khích tăng cường việc hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực AI và IoT.

Ofo đã xử lý khoảng 32 triệu đơn đặt hàng mỗi ngày với 10 triệu xe đạp, 200 triệu người sử dụng và 370 đơn đặt hàng được xử lý mỗi giây trên 17 quốc gia. Công ty đã giảm lượng khí thải carbon toàn cầu xuống 2,2 triệu tấn.

CEO Guo Ping của Huawei lập luận rằng AI đứng đầu trong hệ thống 4 cấp bậc liên quan đến việc chuyển đổi kỹ thuật số.

“Đầu tiên là cơ sở hạ tầng CNTT, nền tảng của nền kinh tế kỹ thuật số, thứ hai là an ninh, cho cả thế giới vật chất lẫn kỹ thuật số.” An ninh là cần thiết cho sự phát triển tiếp theo.

“Lớp thứ ba đang phát triển một môi trường hỗ trợ cho các ngành công nghiệp kỹ thuật số. Trên cơ sở bảo vệ sự riêng tư, lớp thứ tư và cao nhất cho phép chia sẻ thông tin rộng rãi hơn”.

Nguồn genk.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với