CEO Nam Phong chia sẻ con đường khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực điện mặt trời

- in Năng lượng sạch

Hơn một thập kỷ trước, khái niệm năng lượng tái tạo còn mới lạ ở Việt Nam, anh kỹ sư trẻ Nam Phong đã quyết tâm theo đuổi và khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực điện mặt trời.

Tư duy nhạy bén về năng lượng tái tạo

Lúc bấy giờ, sau khi tốt nghiệp đại học, anh kỹ sư trẻ Phạm Nam Phong – TGĐ Công ty CP Điện Mặt Trời Vũ Phong, có quá trình công tác trong 4 tập đoàn Âu, Mỹ lớn, được tiếp cận nhiều nguồn thông tin mới về sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo đặc biệt là nguồn năng lượng điện mặt trời. Từ đây anh nhận ra rằng nguồn năng lượng mới này về sau sẽ rất cần thiết tại nhiều quốc gia, cũng như ở Việt Nam sau này. Nghĩ là thực hiện, anh quyết tâm dành thời gian, tìm hiểu sâu hơn các bài dịch viết về lĩnh vực điện mặt trời, bắt tay vào nghiên cứu tìm hiểu, liên quan đến kỹ thuật, hệ thống thiết bị, các phương thức lắp đặt và vận hành… Khi đạt được kết quả ban đầu, anh muốn được chia sẻ sự tiện lợi từ nguồn điện với cuộc sống đến với những người dân ở vùng chưa có điện, bằng cách cho họ dùng thử các sản phẩm, thiết bị của mình.

ceo-nam-phong-khoi-nghiep-linh-vuc-dien-mat-troi-1Hiện nay Vũ Phong là một trong những doanh nghiệp điện mặt trời lớn nhất Việt Nam

Song song với nhiều phương pháp tiếp cận, anh đã tạo lập thêm website solarpower.vn để tìm kiếm khách hàng cũng như thị trường phân phối… Và rồi thành công đã đến với anh sớm hơn những gì anh dự định, cũng từ đó vào năm 2009 Công ty Vũ Phong Solar được ra đời. Hợp đồng lớn của dự án Vũ Phong khi đó là 14 hệ thống điện năng lượng mặt trời 510W (tổng công suất trên 7kW) cho các trạm kiểm lâm của Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, đã giúp thương hiệu của Vũ Phong được lan toả xa hơn, tạo động lực thúc đẩy anh, một chàng doanh nhân trẻ tự tin tham gia vào lĩnh vực mới. Ở thời điểm đó, công ty còn sản xuất các thiết bị thiết yếu mang thương hiệu SolarV như: bộ điều khiển, bộ đổi nguồn DC-AC, máy phát điện mặt trời mini phục vụ những nơi chưa có điện và được các đại lý mua về bán tại nhiều địa phương.

Tuy nhiên, khởi nghiệp khi thị trường sử dụng điện mặt trời còn khá mới, lúc đó khái niệm điện mặt trời đang bị nhầm lẫn với “nước nóng năng lượng mặt trời”, nên công ty còn gặp không ít khó khăn.

Thêm vào đó, chính sách dành cho điện mặt trời chưa có, cũng chính vì thế mà nhiều năm liền, nguồn điện thừa phát ra của dự án phải bỏ đi vì không thể “gửi” lên lưới điện và nếu tính phương án tích trữ thì chi phí cho thiết bị lưu trữ và phát sinh hệ thống là khá cao, cho nên biện pháp tích trữ cũng chỉ là bất đắc dĩ của doanh nghiệp.

Thành quả xứng đáng

Nhưng với quyết tâm đã đi phải đến, đã làm phải thành công, cơ hội đã đến với Vũ Phong khi năm 2018 Nhà nước có chính sách hỗ trợ lĩnh vực điện mặt trời phát triển. Với yếu tố cốt lõi là lắp đặt các hệ thống điện mặt trời dân dụng, thương mại chất lượng cao, Vũ Phong đã có hàng loạt danh sách khách hàng uy tín gồm các công trình lớn như dự án: nhiều văn phòng các công ty điện lực, dự án cho FDC – Coteccons, tòa nhà điều hành của Tổng công ty 36, các nhà máy lớn của Vicostone, khu công nghiệp VSIP và hàng trăm công trình khác. Cuối 2018 và đầu 2019 đánh dấu thêm một bước ngoặt mới khi Vũ Phong Solar tham gia thi công các dự án quy mô trang trại, tại các dự án như cụm Dầu Tiếng 420MW, Hồng Phong 325MW, Ninh Thuận BIM2 250MW, Mộc Bài 2 x 50MW, Mũi Né 40.8MW, Vĩnh Hảo 50MW… và được giao vận hành thêm nhà máy BIM2 250MW với số nhân sự tham gia thi công các dự án của Vũ Phong Solar lên tới trên 500 người vào thời điểm 3/2019.

Đến nay sau hơn 10 năm thành lập và phát triển, thương hiệu Vũ Phong Solar đã đứng vững với vai trò là đơn vị tổng thầu (EPC) và vận hành bảo dưỡng (O&M) cho tất cả các dự án điện mặt trời từ dân dụng, công nghiệp hay nhà máy điện lớn trên toàn quốc. Năm 2020 Vũ Phong đã phát triển và đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái cho nhiều nhà máy sản xuất giúp họ giảm chi phí điện mà không phải bỏ tiền đầu tư, được rất nhiều khách hàng ủng hộ.

Ngoài ra Vũ Phong còn sở hữu công ty con là Vũ Phong Tech đảm nhiệm vai trò nghiên cứu, sản xuất thành công các thiết bị phục vụ khâu vận hành nhà máy điện mặt trời như robot vệ sinh pin mặt trời, thiết bị IOT giám sát hoạt động hệ thống điện mặt trời, hệ thống tracker xoay theo nắng để tăng cao công suất phát điện.

Trước những giá trị thiết thực từ nguồn điện năng lượng tái tạo, những lợi ích về kinh tế và môi trường, Vũ Phong mong muốn được đóng góp nhiều hơn nữa các dự án năng lượng xanh cho cộng đồng và xã hội. Đáng chú ý, để có thành công như hôm ngày hôm nay, không thể phủ nhận sự nhanh nhạy của anh về tư duy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Do đó suốt 5 năm qua, anh đã tham gia với vai trò là giám khảo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho các cuộc thi Khởi nghiệp tại TPHCM. Đây là cơ hội giúp anh được chia sẻ kinh nghiệm của mình với cộng đồng startup.

Tôi muốn gửi gắm thông điệp tới cộng đồng khởi nghiệp hãy làm cái mới, cái sáng tạo hoặc đầu quân cho công ty phù hợp để cùng đổi mới sáng tạo trong môi trường sẵn có. Sáng tạo thì phải nghiên cứu kỹ thị trường và nhìn rộng toàn cầu tổng thể, đọc nhiều tài liệu viết về xu hướng mới, hoặc tham gia các sự kiện từ các vườn ươm hay trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để có thêm lời khuyên từ chuyên gia..” – Vị Doanh nhân trẻ Nam Phong nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, anh cũng cho rằng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện nay, cần chú trọng vào những yếu tố con người, phải trang bị đủ kiến thức sớm cho sinh viên về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ trong nhà trường, từ các cuộc thi khởi nghiệp hay các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Kế đến là liên kết nhiều nguồn lực xã hội với nhau cùng hợp tác, đặc biệt là nhu cầu thực tế của doanh nghiệp trong ngành, có sự tham gia của doanh nghiệp vào các dự án đổi mới sáng tạo sẽ giúp các dự án có nhiều cơ hội để thành công hơn.

Nguồn: Vuphong.vn 

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với