Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về thị trường Việt Nam

Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố kết quả Khảo sát Chỉ số môi trường kinh doanh quý 3-2016. Chỉ số quý này đạt mức 84, tăng 10 điểm so với quý trước. Đánh giá của các doanh nghiệp (DN) thành viên tham gia khảo sát về các điều kiện kinh doanh tại thị trường Việt Nam trong quý 3 nhìn chung rất tích cực. Với 71,5% đại diện doanh nghiệp tham gia khảo sát mô tả tình hình kinh doanh hiện tại của họ là “xuất sắc” và “tốt”; chỉ 5,5% phản hồi tình trạng hiện tại của thị trường là “không tốt”, rất ít phản hồi “rất xấu”.

Đánh giá tốt tăng 10 điểm so với quý 2-2016

Kết quả khảo sát cho thấy các nhận xét tích cực về triển vọng tương lai, 16,5% phản hồi là “Tuyệt vời” và 64,2% là “Tốt”, cho câu hỏi số 2: Căn cứ vào kết quả kinh doanh của các quý gần đây, DN đánh giá thế nào về triển vọng kinh doanh cho quý tiếp theo? Chỉ có 2,7% phản hồi là tiêu cực. Liên quan đến triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam trong quý tiếp theo, các DN thành viên EuroCham tin tưởng rằng sự ổn định kinh tế vĩ mô có khả năng tiếp tục, với gần 60% số lượng phản hồi là “Ổn định và cải thiện”. Chỉ có 4,6% DN phản hồi dự đoán ​​sẽ suy giảm. Số lượng phản hồi “Không thay đổi” tăng 3,2% so với quý trước, đạt mức 40%.

Khảo sát số lượng nhân viên, 42% số lượng các DN dự định sẽ duy trì lực lượng lao động, giảm 8% so với quý trước. Mặt khác, khoảng 52% DN phản hồi dự định tăng số lượng lao động, trong đó khoảng 16% cho rằng sẽ tăng đáng kể trong tương lai gần. Số lượng DN thể hiện ý định giảm lao động chiếm 2,8%. Hầu hết các DN tham gia khảo sát có ý định duy trì mức độ đầu tư trong nước, chiếm khoảng 41% tổng số. Tuy nhiên, số lượng phản hồi dự định tăng mức đầu tư cũng không thua kém, chiếm 39% tổng số phản hồi và 17% dự định tăng đáng kể mức đầu tư. Số lượng DN phản hồi thoái vốn rất giới hạn, chưa đến 1%, giảm đáng kể so với 7% của quý trước.

images673380_s3d

Không những thế, khảo sát BCI lần này cũng đề cập đến 2 vấn đề mới liên quan đến lĩnh vực tăng trưởng xanh và mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh. Theo đó, về tăng trưởng xanh thông qua mức độ đánh giá tầm quan trọng nguồn năng lượng sạch và tái tạo trong hoạt động kinh doanh, có đến 20,4% DN được hỏi đánh giá là “Rất quan trọng”, 26,9% là “Quan trọng”, 29,6% là “Hơi quan trọng” và cuối cùng “Hoàn toàn không quan trọng” chiếm 23,10%. Còn về mức độ ô nhiễm không khí ở Việt Nam ảnh hưởng đến quyết định di chuyển kinh doanh ra khỏi Việt Nam của DN thì phần lớn phản hồi phủ định sự liên quan này (khoảng 58%), khoảng 18% cho rằng họ có thể xem xét việc di dời kinh doanh nếu mức độ ô nhiễm không khí ở Việt Nam tiếp tục tăng và 25% còn lại không chắc chắn.

Thay đổi pháp lý hấp dẫn nhà đầu tư ngoại

Lý giải những tích đánh giá tích cực trên, nhiều DN cho rằng những thay đổi pháp đang tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Cụ thể, dẫn đầu là những thay đổi trong lĩnh vực năng lượng sạch và tái tạo, chiếm đa số với gần 30%. Theo sát đó là “Ưu đãi thuế” với 27%  và “Tự do hóa ngành điện” chiếm 20%. 18% DN cho rằng “Thuế trợ cấp hấp dẫn” là giải pháp hợp lý. “Tiếp cận tài chính cho các dự án năng lượng tái tạo” và “Các thay đổi quy định pháp lý khác” có thể coi là ít hấp dẫn nhất, chiếm 3% tổng số phản hồi.

Chủ tịch EuroCham Michael Behrens nhận xét: “Các kết quả quý 3-2016 cho thấy kỳ vọng tích cực về tương lai gần và sự hài lòng nhất quán với tình hình hiện nay. Cộng đồng DN thành viên EuroCham duy trì quan điểm tích cực đối với thị trường Việt Nam và các hoạt động kinh doanh trong nước, kết quả khảo sát không khác biệt đáng kể so với quý trước. Đây là một dấu hiệu tốt cho việc thực hiện Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam vốn được mong đợi ​​sẽ củng cố mạnh mẽ hoạt động kinh doanh và đầu tư của châu Âu tại Việt Nam.

Khảo sát Chỉ số môi trường kinh doanh lần này đề cập các câu hỏi cụ thể về lĩnh vực tăng trưởng xanh, một chủ đề mà EuroCham đang tích cực theo sát các tháng gần đây, là tiêu điểm trong một sự kiện gần đây của chúng tôi với sự tham gia của bà Mary Robinson – Đặc phái viên của Liên hiệp quốc về El Nino và biến đổi khí hậu. Tôi tin rằng những kết quả từ khảo sát này sẽ là nền tảng hữu ích cho cả công tác vận động chính sách của EuroCham và hoạch định chính sách ở Việt Nam”.

Còn Chủ tịch Ủy ban Ngành tăng trưởng xanh thuộc EuroCham Tomaso Andreatta đánh giá: “Kết quả cho thấy, các đại diện DN thành viên EuroCham tham gia vào cuộc khảo sát BCI quý thứ 3-2016 đồng ý rằng sự sẵn có của nguồn năng lượng sạch và tái tạo là quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số quy định về năng lượng sạch. Tuy nhiên, hiện nay chưa có “Luật cho ngành năng lượng tái tạo” để điều phối sự phát triển của ngành này. Mặc dù chúng tôi rất hoan nghênh các mục tiêu đã được điều chỉnh trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII), vẫn cần lưu ý rằng chưa có kế hoạch cụ thể cho việc phát triển năng lượng tái tạo. Một số quy định riêng lẻ đã được ban hành cho các ngành năng lượng gió, thủy điện và rác thải thành năng lượng nhưng chưa có quy định nào cho ngành năng lượng mặt trời hiện đang trong quá trình thảo luận.

Một khảo sát EuroCham vừa công bố, được thực hiện trên tất cả các DN quan tâm đến năng lượng mặt trời tại khu vực cho thấy Nghị định về năng lượng mặt trời có thể được cải thiện hơn nữa nhằm khuyến khích đầu tư. EuroCham sẵn lòng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong quá trình chuẩn bị và thực thi các quy định cần thiết và duy trì khuyến khích đối thoại mở giữa tất cả các bên liên quan để mang lại giải pháp tốt nhất cho Việt Nam”.

 

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với