Bitcoin không chỉ là đồng tiền sáng tạo, mà còn là nền tảng cho một mạng tin cậy và đa năng.
Có thể dễ dàng cho rằng chúng ta đã làm chủ được “Bitcoin”, nhưng blockchain mới chính là trái tim của đồng tiền mã hoá, chứa đựng những mầm mống mang tính cách mạng.
Vậy blockchain là gì? Bạn có thể xem đây như là cuốn sổ cái, ghi mọi chi tiêu, nhưng là cuốn sổ cái điện tử, được sao chép thành hàng ngàn bản, có trên hàng ngàn máy tính rải rác khắp thế giới. Nó không thể bị làm sai lệch, và nó cho phép người dùng sở hữu tài sản và chuyển khoản, được ghi nhận lại mà không cần đến sự xác thực từ một đơn vị nào bên ngoài.
Blockchain là cuốn sổ cái điện tử phân tán, có tiềm năng rất lớn về xác thực quyền sở hữu. |
Đến nay, các nhà đầu tư đã nhận ra được rằng blockchain có “tầm” lớn hơn Bitcoin. Trong quý một năm 2016, những dòng tiền đầu tư vào các công ty khởi nghiệp blockchain (đến nay đã đến 1,1 tỉ USD), lần đầu tiên vượt qua dòng tiền đầu tư vào doanh nghiệp Bitcoin, chí ít là theo công ty nghiên cứu công nghiệp CoinDesk.
Ngay cả chính phủ vài nước cũng dõi mắt trông theo. Nhà cố vấn khoa học của Anh, Mark Walport, đã xuất bản một báo cáo về blockchain hồi tháng 1 đầu năm nay, cho thấy cách một cuốn sổ cái được chia sẻ rộng rãi là “một cơ sở dữ liệu theo dõi ai sở hữu tài sản về tài chính, tài sản vật lý hay tài sản điện tử”. Hơn nữa, nó còn theo dõi được xe tự lái có chủ sở hữu là ai.
Walport giải thích: “Rõ ràng xe tự lái đang là xu hướng và đang đi vào đời sống, là một phần của Internet of Things (IoT). Bạn không muốn xe kết nối của mình bị lẫn lộn với của ai khác. Cho nên cuốn sổ cái phân phối blockchain có tiềm năng giám sát hệ điều hành của xe, giám sát các cảm biến, cửa xe. Bạn có thể dựa trên cấu hình cố định của một thiết bị nào đó, từ đó kiểm tra xem thiết bị có bị can thiệp hay không”.
Nhiều donah nghiệp đang áp dụng blockchain để theo dõi và ghi nhận quyền sở hữu, cắt được khâu trung gian. Ví dụ công ty Everledger (Anh Quốc) sử dụng cuốn sổ cái phân tán để theo dõi kim cương của từng cá nhân, từ khu mỏ cho đến tay người tiêu dùng, giúp nhận diện xung đột và tránh được tình trạng lừa đảo bảo hiểm. Có hơn 980.000 kim cương đã được đăng ký kể từ khi Everledger ứng dụng sổ cái blockchain hồi năm 2015. Công ty cũng có kế hoạch mở rộng áp dụng blockchain vào lĩnh vực kinh doanh tác phẩm nghệ thuật, cạnh tranh trực tiếp với Ascribe (gốc Berlin, Đức), để giúp giới nghệ sỹ khẳng định quyền sở hữu tác phẩm của họ khi họ đẩy lên mạng rao bán.
Trong khi đó, Stampery đưa ra một giải pháp khác cho các công ty khởi nghiệp một dịch vụ bảo vệ dựa trên IP, cũng như một dịch vụ chống giả mạo tài liệu trong ngành tư pháp, cho phép luật sư xác thực tài liệu mà không cần tốn phí toà án. Bước tiếp theo của Stampery là đưa ra một hệ thống và giải pháp bảo mật kiến trúc hạ tầng. Họ cùng hợp tác với Microsoft để cho phép các nhà phát triển nhúng blockchain và hệ thống, ghi lại lịch sử của từng file.
Plex.ai là công ty khởi nghiệp khác tại Canada về bảo hiểm xe, sử dụng nền tảng kết hợp với blockchain Ethereum, machine learning và AI để cung cấp cho các công ty bảo hiểm một giải pháp chẩn đoán từ xa, theo thời gian thực về một chiếc xe bị tai nạn và cả người lái.
Nhưng ngoài tiềm năng của blockchain, dĩ nhiên công nghệ này cũng có những vấn đề. Blockchain có thể không thể mở rộng giải quyết cùng lúc vô vàn giao dịch hay cập nhật tài chính. Ngoài ra, những nhà lập pháp cũng có vẻ không mấy mặn mà với công nghệ này. Hacker cũng là một yếu tố khác cần tính đến.
Theo MMO DiGi