Fortex giải bài toán năng suất nhờ cách mạng công nghệ 4.0

- in Tổng Hợp
 Là một trong những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp từ làn sóng công nghệ 4.0 nhằm hạn chế tác động của chi phí nhân công và nâng cao năng suất lao động để đảm bảo khả năng cạnh tranh.
Fortex giải bài toán năng suất nhờ cách mạng công nghệ 4.0

Bài toán năng suất và tiền lương ngành dệt may

Việc tăng lương tối thiểu vùng và áp dụng quy định đóng bảo hiểm xã hội trên mức lương, phụ cấp từ năm 2018 đang tạo ra sức ép lớn về chi phí sản xuất lên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Theo dự báo của các chuyên gia, với mức tăng lương tối thiểu vùng 6.5%, chi phí của ngành dệt may, da giầy tăng sẽ tăng khoảng 1,15-1,2% gấp khoảng 3 lần so với bình quân chung.

Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Trương Văn Cẩm cho hay, mức tăng 6,5% chắc chắn sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp dệt may, nhưng đây là kết quả đàm phán, không thay đổi được nên các doanh nghiệp trong Hiệp hội sẽ phải tiết giảm chi phí, tăng năng suất, đầu tư trang thiết bị, giảm giá thành và để tồn tại.

Ví dụ từ một doanh nghiệp dệt may được chương trình Better Work Việt Nam đưa ra cho thấy rõ, chi phí bỏ ra khi tuyển thêm 1 lao động mới thì họ phải trả những khoản sau: 100% tiền lương cho người lao động; 26,5% cho phép năm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; 20-30% cho các khoản không tính vào tăng ca như chuyên cần, xăng xe, con nhỏ…; 10-15% cho nghỉ lễ, ốm đau thai sản. Tổng chi phí của doanh nghiệp bỏ ra thực tế là 160-180% mức lương cho người lao động.

Mức tăng không đồng đều giữa tiền lương và năng suất lao động sẽ là mối đe dọa với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với những ngành công nghiệp thâm dụng lao động và đóng vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế Việt Nam cũng như ngành công nghiệp dệt may.

Bài toán tối đa hóa nguồn lực nhằm giải quyết thách thức trên đang dẫn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tới các giải pháp công nghệ 4.0. Điều này có thể thấy rõ ngay từ công đoạn sản xuất dệt, sợi (công đoạn đầu vào của lĩnh vực may mặc trong ngành dệt may) do tính chất giản đơn và đòi hỏi quy mô công nghiệp lớn.

Fortex và lời giải công nghệ 4.0

CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân – Fortex (mã chứng khoán FTM) là một trong số các doanh nghiệp dệt sợi có vị thế lớn trên thị trường và đang tích cực mở rộng quy mô theo hướng hiện đại trong sản xuất kinh doanh.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, doanh nghiệp luôn chú trọng phát triển công nghệ tự động hóa, hướng tới việc tiết giảm chi phí, gia tăng biên lợi nhuận nhờ lợi thế về quy mô.

Hiện tại, Đức Quân đang có 3 nhà máy với tổng 108.700 cọc sợi cho ra công suất 17.000 tấn/năm. Máy móc thiết bị của công ty chủ yếu nhập khẩu từ Thụy Sĩ, Đức, Nhật… với công nghệ hoàn toàn tự động, dây chuyền sản xuất hiện đại.

Hệ thống kéo sợi của Fortex được cung cấp chủ yếu bởi RIETER – Thụy Sỹ, hãng cung cấp uy tín hàng đầu thế giới về thiết bị cho công nghệ kéo sợi.

Dự kiến cuối năm nay, công ty sẽ đưa vào hoạt động nhà máy thứ 4 có vốn đầu tư 35 triệu USD, với công suất tương đương 8.700 tấn/năm giúp FTM trở thành nhà sản xuất sợi cotton quy mô hàng đầu Việt Nam. Nhà máy thứ 4 của FTM tích hợp nhiều thao tác tự động hóa và kiểm soát chất lượng từ xa- những ứng dụng thành công của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trên thế giới hiện nay.

Theo chia sẻ từ phía ban lãnh đạo doanh nghiệp, nhờ vào những ứng dụng mới và đồng bộ hóa các thiết bị nên sản lượng nhà máy mới tăng gấp 2 lần nhưng số lượng lao động vận hành nhà máy chỉ tăng 50% so với các nhà máy trước, qua đó tiết giảm cao chi phí lao động và các chi phí khác liên quan.

Fortex giải bài toán năng suất nhờ cách mạng công nghệ 4.0

Nhờ vào những áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong việc mở rộng quá trình sản xuất, thời gian qua nhiều doanh nghiệp và tập đoàn sản xuất lớn của Trung Quốc, Hàn Quốc – Nhật Bản… đặt vấn đề hợp tác với những đơn hàng giá trị lớn.

Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu không hề rẻ, sự tham gia của máy móc tự động vào sản xuất đã giúp các công ty dễ dàng giải quyết được bài toán về chi phí nhân công, nâng cao năng suất lao động rõ rệt.

Hơn nữa, nhờ lợi thế về quy mô và giảm giá thành bình quân sẽ giúp doanh nghiệp dệt may tiếp cận được với nhiều khách hàng mới đến từ thị trường Trung Quốc và các quốc gia khác.

Thành công của Đức Quân trong việc đổi mới công nghệ sản xuất là một minh chứng cho thấy hiệu quả của việc áp dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất tại Việt Nam.

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với