Hàn Quốc đang xây thành phố thông minh Seoul như thế nào?

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã đến, đúng như Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã nói hồi đầu năm nay. Chúng ta đang chìm sâu vào công nghệ, giao tiếp qua nhiều nền tảng khác nhau, kết nối đến nhiều thiết bị khác nhau, thậm chí nói chuyện với các thiết bị này.

thanh-pho-thong-minh-6

Các dịch vụ IoT đã được Seoul triển khai tại các khu vực du lịch, bảo vệ an toàn cá nhân, ngăn ngừa thảm họa, giải pháp rác thải và đỗ xe.

Theo khảo sát của WEF, sẽ có 1 nghìn tỷ cảm biến kết nối Internet vào năm 2025. Hiện tại, Seoul, thủ đô của Hàn Quốc, đang thử nghiệm nhiều công nghệ IoT khác nhau tại Bukchon, một quận ở Jongno-gu, điểm đến du lịch nổi tiếng của Seoul. Bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái, Seoul đã trở thành nơi thử nghiệm các dịch vụ IoT để triển khai tại những nơi khác trong thành phố sau khi đã thử nghiệm thành công.

“Chúng tôi có thể đếm số lượng du khách đi qua chiếc cảm biến gắn vào cột mốc. Chiếc thùng rác này cũng có thể theo dõi số lượng rác trong đó và gửi dữ liệu. Chúng tôi có cả dịch vụ IoT trong gửi xe, cho phép lái xe chia sẻ không gian gửi xe”, Kim You-sik, cán bộ phụ trách các chính sách IoT của Seoul nói.

Những dịch vụ này đã được Seoul triển khai tại các khu vực du lịch, bảo vệ an toàn cá nhân, ngăn ngừa thảm họa, giải pháp rác thải và đỗ xe.

Dịch vụ hướng dẫn du lịch dựa trên địa điểm sử dụng IoT qua một ứng dụng tự động cung cấp thông tin về các điểm đến du lịch của Bukchon. Trong khi đó, các giải pháp an toàn cá nhân lại bao gồm những dịch vụ báo động dành cho trẻ em và vòng tay an toàn cho người già sống một mình. Với trẻ em, công nghệ IoT sẽ sử dụng GPS, Wi-Fi, các thông tin về đèn hiệu và trạm xe, để đảm bảo trẻ được an toàn trên đường về nhà và tới trường. Còn với người già, dịch vụ IoT sẽ cung cấp cho các bảo vệ và nhân viên xã hội thông tin về điều kiện sức khỏe qua cảm biến lắp trên các thiết bị đeo và gửi dữ liệu.

Công nghệ ngăn ngừa thảm họa sẽ truyền báo động theo thời gian thực qua di động, bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu video trên các cảm biến thông minh về nhiệt độ, độ ẩm, khói và những chuyển động của con người tại Buckchon.

Thùng rác thông minh ứng dụng IoT có thể kiểm soát lượng rác thải theo thời gian thực, nhờ đó những người làm vệ sinh sẽ nhận được dữ liệu khi nào thùng rác đầy. Thùng rác năng lượng mặt trời tự động sạc pin và nén rác xuống, tùy thuộc vào diện tích và trọng lượng.

Cuối cùng, IoT trong đỗ xe sẽ “thông minh” theo 2 cách: tìm chỗ đỗ xe trống hoặc để nhận diện xe. Đầu tiên, ứng dụng tìm chỗ đỗ xe trống được thiết kế để chia sẻ không gian đỗ xe cá nhân qua công nghệ IoT, cung cấp cho tài xế thông tin theo thời gian thực về không gian đỗ xe qua ứng dụng và đèn LED trên cảm biến IoT ở bãi đỗ xe. Còn ứng dụng nhận diện xe trong bãi đỗ thông minh sẽ kiểm tra tình trạng đỗ của xe trong gara và áp dụng các mức phí khác nhau tùy theo thời gian đỗ.

Theo WEF, đến năm 2025, “trên 50% lưu lượng Internet sẽ phân phối đến các gia đình, dành cho các thiết bị và đồ điện gia dùng (không phải dành cho giải trí hay giao tiếp) như là kiểm soát đèn sáng, quạt thông gió, điều hòa, audio và video, hệ thống an ninh”. Đến năm 2025, nhiều thành phố sẽ kết nối dịch vụ, điện và giao thông với internet, kiểm soát năng lượng, dòng tài nguyên, hậu cần và giao thông.

Nói về sự nở rộ của các phương tiện tự lái, Cha Doo-won, nhà nghiên cứu về các phương tiện tự lái của Viện Kế hoạch và Khoa học công nghệ Hàn Quốc, nói sẽ mất ít nhất 20 năm nữa để các phương tiện này được thương mại hóa rộng rãi.

“Tương lai sẽ là xã hội siêu kết nối. Để các phương tiện tự lái sử dụng rộng rãi, giao thông cho xe tự lái và xe do con người lái sẽ phải tách biệt”, ông nói.

Tất nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cơ sở hạ tầng ở cấp độ khu vực và toàn cầu, để xã hội siêu kết nối thành hiện thực.

“Các chính phủ phải tập trung xóa khoảng cách số tại các quốc gia ở mọi cấp độ, để đảm bảo các thành phố và quốc gia có cơ sở hạ tầng cơ bản, tạo cơ hội phát triển kinh tế và chia sẻ sự giàu có qua những mô hình hợp tác, hiệu quả và doanh nghiệp mới”, Cha Doo-won nói.

Theo ICTNews

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị