Intel hướng đến chip tiêu thụ ít điện năng thay vì tốc độ

Trọng tâm mới của Intel – hãng sán xuất chip hàng đầu thế giới là góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường trong thời đại IoT, PCWorld cho hay.

Trọng tâm này vừa được Giám đốc kỹ nghệ và sản xuất của hãng Intel William Holt cho hay bên lề Hội nghị “Mạch Thể rắn Toàn cầu”, được tổ chức vào tuần trước.

images1671723_Chip_Intel
Intel là một trong những hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới.

“Chúng ta sắp sửa đón nhận những thay đổi lớn. Các cải tiến công nghệ tốt nhất mà chúng tôi có thể tạo ra sẽ mang đến sự cải thiện về điện năng tiêu thụ nhưng cũng sẽ giảm tốc độ chip” – William Holt nói.

Theo đó, các thế hệ chip mới của Intel đều hứa hẹn “gia tăng mức độ tiết kiệm điện” so với những thế hệ cũ. Chẳng hạn, Skylake sử dụng điện năng hiệu quả hơn Broadwell, Broadwell hiệu quả hơn Haswell…

Nói là như thế, nhưng khi ngành công nghiệp thiết kế chip đang dần tiến sát hơn tới các giới hạn vật lý, điều đó buộc Intel sẽ phải “hy sinh tốc độ hay sức mạnh xử lý” để đổi lấy khả năng sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.

Hướng đi này của của Intel cũng là hướng đi của nhiều hãng sản xuất chip khác trên toàn thế giới.

Chẳng hạn, hồi năm 2009, hãng sản xuất chip máy tính AMD từng cho ra dòng chip mới Opteron – dành cho máy chủ, tiết kiệm điện “vượt mặt” Intel, hướng đến đối tượng khách hàng là các công ty Web hosting.

Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt của các thiết bị Internet of Things (IoT), cũng như các trung tâm dữ liệu dành cho điện toán đám mây đòi hỏi vi xử lý cần phải giảm điện năng tiêu thụ hơn trước đây.

Dấu vết carbon của các trung tâm dữ liệu đang tăng ở mức đáng báo động. Thế nên các con chip cần có để kết nối các căn nhà, các vật dụng thương mại hay công nghiệp đều cần phải giảm tối đa lượng điện tiêu thụ để trở nên khả thi – nhiều chuyên gia cho hay.

Vì thế, việc hướng đến các dòng chip tiêu thụ ít điện năng thay vì tốc độ của Intel và các hãng khác có thể được coi là “sự phản ánh của các xu hướng công nghệ” hiện nay.

Bởi lẽ, nguồn cung năng lượng (các loại) trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng ngày một tăng và cùng với đó, là việc thế giới đang kêu gọi các nước giảm phát thải “hiệu ứng nhà kính”, nên ở góc độ nào đó, nó đồng nghĩa với việc tiết kiệm năng lượng.

Cạnh đó, công nghệ CMOS được sử dụng để chế tạo mạch tích hợp cũng đang đi dần tới các giới hạn vật lý, do kích thước bán dẫn đã giảm tiệm cận tới mức cho phép.

Một thông tin rò rỉ khác cũng cho biết, Intel dự định sẽ “tận dụng CMOS tới hết mức có thể” rồi chuyển sang sử dụng các công nghệ lai tạo giữa CMOS và các kỹ thuật mới vào năm 2021.

Theo PCWorld

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị