Internet của vạn vật… không xa

Hầu như tất cả mọi thiết bị điện tử trong nhà và thậm chí xe hơi đều được kết nối với nhau và được điều khiển qua thiết bị di động như smartphone, máy tính bảng.

Điều này đã và đang từng bước được ứng dụng, mà có thể đâu đó còn rời rạc, nhưng mối liên kết ngày càng rộng lớn, gồm nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không hẳn phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình. Đó là Internet của vạn vật (Internet of Things – IoT).

images649467_N3c

IoT ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống

Xu hướng gắn kết

Tại nhiều diễn đàn lớn nhỏ, Intel đều đưa ra nhận định, IoT là lĩnh vực rất tiềm năng, hiện nay trên thế giới mới có khoảng 15 tỷ thiết bị được kết nối (thiết bị gia dụng, công nghệ xe hơi, thiết bị cảm biến, thiết bị đeo, smartphone…) và dự tính đến năm 2020 có khoảng 50 tỷ thiết bị được kết nối Internet.

Trong khi đó ở những triển lãm về công nghệ trên thế giới, không khó hình dung và quá bất ngờ khi nhìn thấy những điều tưởng như là “ma thuật”. Chẳng hạn như “Ring” (nhẫn) điều khiển, thiết bị đeo của Nhật Bản cho phép người dùng điều khiển hàng loạt thiết bị gia dụng, bao gồm tivi và đèn. Chỉ cần nhấn một nút ở cạnh nhẫn bằng ngón cái bạn có thể tắt hoặc mở các thiết bị từ xa. Hay khóa vali thông minh, chiếc khóa này được trang bị công nghệ giao tiếp tầm ngắn (NFC), người sử dụng không cần chìa khóa hay mật mã mà chỉ vẫy điện thoại thông minh gần khóa là nó sẽ tự mở. Trong các cuộc trình diễn về IoT, các lĩnh vực ứng dụng ngày càng được mở rộng và đặc biệt nó không khó khăn với người dùng; thậm chí ở các lĩnh vực lớn như quản lý chất thải; quản lý và lập kế hoạch quản lý đô thị; quản lý môi trường… và những “thao tác” hàng ngày với từng cá nhân như mua sắm thông minh; đồng hồ đo thông minh; tự động hóa ngôi nhà…

Chưa hết, các hãng công nghệ trên thế giới còn cho thấy IoT có khả năng vô tận, đi sâu vào đời sống của từng cá nhân trong tương lai không xa: Chiếc nón Gadgetree Bluetooth Hat kết nối với điện thoại qua sóng Bluetooth để trả lời cuộc gọi hoặc nghe nhạc mà không cần rút điện thoại khỏi túi. Các hệ thống đèn điện thông minh của Phillips Hue cho phép người dùng điều chỉnh màu sắc và độ sáng của đèn trong nhà từ điện thoại. Một số hệ thống đèn khác từ những công ty như LG có thể được lập trình để hoạt động như đồng hồ báo thức, chẳng hạn dần dần sáng lên vào buổi sáng hoặc nhấp nháy khi có cuộc gọi đến… Thậm chí máy pha cà phê được bật/tắt và lập trình bởi chủ nhân qua Internet nhờ một ứng dụng dành riêng trên điện thoại iPhone/Android…

Như thế, đã có một thời ta hình dung, Robot sẽ dần thay thế hầu hết công việc, nhất là việc nhà, việc kết nối với mọi người. Nhưng có lẽ sự xuất hiện của Robot trong nhà khiến con người không được tự nhiên và thậm chí phiền phức. Thay vào đó xu hướng IoT xuất hiện, đã “loại” Robot ra khỏi dòng phát triển công nghệ hiện nay và thật dễ chịu khi ta dùng những thiết bị thân thuộc, thời trang như nón, đồng hồ đeo tay, smartphone để điều khiển những thiết bị khác. Có lẽ vì thế, IoT đã dễ dàng thành xu hướng!

Tìm giải pháp cho chính mình

IoT được nhận định là làn sóng công nghệ mới đang lan rất mạnh tại nhiều quốc gia, cho phép mang lại công nghệ mới đột phá trong lĩnh vực thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu, điều khiển các hệ thống khác nhau trong phạm vi quốc gia để nhanh chóng thúc đẩy môi trường số hóa. Trong làn sóng đó, tại Việt Nam, IoT cũng cho thấy những tiềm năng khi có thể đi vào hàng loạt lĩnh vực “nóng” của chính phủ như giao thông, y tế, nông nghiệp nhằm giúp hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ. Tại Việt Nam, IoT đã được ứng dụng từ lâu dưới các hình thức tự động hóa như hệ thống điều khiển đèn giao thông, hệ thống tưới tiêu tự động … Tuy nhiên, trong thời gian gần đây,  IoT mới được nhắc đến nhiều thông qua các hội thảo, hội nghị về xu hướng công nghệ và được tập trung đưa ra các giải pháp ứng dụng nhằm giải quyết các vấn đề phục vụ đời sống xã hội nhiều hơn là ứng dụng thương mại cho cá nhân.

Tại TPHCM cũng như các tỉnh, thành khác, việc chọn các giải pháp ứng dụng IoT cho những vấn đề phục vụ đời sống xã hội thay cho sản phẩm thương mại vì khả năng thương mại hóa như trên thế giới còn rất hạn chế. Trong công nghiệp nội địa, sản phẩm IoT của doanh nghiệp trong nước hiện chỉ đếm được trên đầu ngón tay, như: sản phẩm chip vi mạch của Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch – ICDREC; hệ thống cảm ứng độ ẩm, nhiệt độ trong nông nghiệp của Công ty Mimosa tại hệ sinh thái Khởi nghiệp Công nghệ – Khu công nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia TPHCM…

Ngay tại TPHCM, các chương trình liên quan đến IoT đã trở thành hoạt động thường niên, cụ thể nhất là tại Khu Công nghệ cao TPHCM. Khu đã chủ trì tổ chức hàng năm với mục tiêu xây dựng một diễn đàn để các chuyên gia khoa học, doanh nhân, nhà quản lý trong và ngoài nước có thêm cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất và thảo luận các vấn đề liên quan đến phát triển công nghệ cao của TPHCM nói riêng và cả nước nói chung. Hội nghị mới đây nhất cũng tập trung thảo luận về những vấn đề liên quan đến ứng dụng của IoT trong nhiều lĩnh vực như thiết kế kiến trúc, môi trường, lưới điện thông minh, giao thông; các chủ đề xây dựng hệ sinh thái IoT; ươm tạo doanh nghiệp trong lĩnh vực này…

Trong xu hướng IoT, để xây dựng TPHCM trở thành một đô thị thông minh với chất lượng sống tốt, cũng như trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, của khu vực thì ứng dụng IoT sẽ là nền tảng cho mô hình quản lý vận hành thành phố thông minh, là điều hết sức cần thiết. Và ở đây, nếu chúng ta chọn giải pháp đúng và quyết tâm thực hiện sẽ kỳ vọng giải quyết hiệu quả các vấn đề bức xúc mà thành phố đang đối mặt như kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm, cải cách hành chính…

Theo Sggp.org.vn

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị