Khai thác hiệu quả giá trị của điện toán đám mây

Ứng dụng điện toán đám mây đang trở thành xu hướng chủ đạo, nhưng chỉ số ít các tổ chức tối đa hóa được giá trị

“Điện toán đám mây đang trở thành xu hướng chủ đạo: Tất cả các doanh nghiệp sử dụng nhiều,nhiều doanh nghiệp đạt lợi nhuận, một số ít các doanh nghiệp tối ưu hóa được giá trị” là nghiên cứu toàn cầu mới nhất vừa được công bố. Nghiên cứu do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) và Cisco phối hợp thực hiện.
dt-2-2
Đây là năm thứ hai nghiên cứu được thực hiện, với số lượng đối tượng khảo sát tăng gấp đôi lần thứ nhất: Khảo sát tại hơn 6.100 tổ chức của 31 quốc gia, đã thành công trong việc ứng dụng các đám mây riêng, công cộng và đám mây lai trong môi trường công nghệ thông tin (CNTT) của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ứng dụng điện toán đám mây đang gia tăng, nhưng có rất ít tổ chức có thể tối đa hóa giá trị mà điện toán đám mây mang lại.
Theo nghiên cứu này, gần 68% các tổ chức đang sử dụng điện toán đám mây để nâng cao kết quả kinh doanh, tăng 61% so với nghiên cứu của năm ngoái. Việc sử dụng điện toán đám mây ngày càng rộng rãi là nhờ vào các ứng dụng thuần đám mây, bao gồm các giải pháp bảo mật và Internet của Vạn vật (Internet of Things – IoT) trên nền tảng đám mây.Tuy nhiên hầu hết các tổ chức (69%) không có chiến lược điện toán đám mây với cấp độ trưởng thành cao và chỉ 3% có chiến lược tối ưu hóa điện toán đám mây tạo ra kết quả kinh doanh vượt trội.
Tính trung bình, các tổ chức ứng dụng điện toán đám mây tiên tiến nhất nhận thấy lợi nhuận hàng năm của việc ứng dụng trên nền tảng đám mây tăng thêm 3 triệu USD doanh thu và tiết kiệm 1 triệu USD chi phí. Doanh thu tăng chủ yếu từ việc bán các sản phẩm và dịch vụ mới, dành được khách hàng mới nhanh hơn, hay khả năng bán hàng vào các thị trường mới nhanh hơn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, 95% các tổ chức đi đầu với chiến lược tối ưu hóa điện toán đám mây đã xây dựng được một môi trường CNTTlai sử dụng nhiều loại đám mây riêng và đám mây công cộng dựa trên các chính sách về kinh tế, vị trí và quản trị.
Trong nghiên cứu, IDC xác định năm cấp độ trưởng thành của điện toán đám mây bao gồm: Tùy biến, cơ hội, khả lặp, quản lý tốt và tối ưu hóa.
Về mức độ ứng dụng đám mây lai(các dịch vụ đám mây công cộng và đám mây riêng), có sự khác nhau theo từng quốc gia. Nhật Bản và Hàn Quốc là những nước có tỷ lệ phần trăm cao nhất các tổ chức sử dụng kết hợp các dịch vụ đám mây công cộng và tài sản chuyên dụng. Nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ phần trăm các tổ chức ứng dụng đám mây lai tại các quốc gia: Mỹ 45%, Khu vực Châu Mỹ La tinh 47%; Anh 46%;Pháp 42%; Đức 51%; Australia 41%; Canada 47%; Hàn Quốc 55%; Hà Lan 42%; Nhật Bản 54% và Trung Quốc 52%.
Theo nghiên cứu, các tổ chức phải đối mặt với nhiều cản trở để đạt được cấp độ trưởng thành cao hơn của điện toán đám mây, bao gồm khoảng cách về năng lực và kỹ năng, sự thiếu vắng một chiến lược và lộ trình được định nghĩa rõ ràng, cấu trúc tổ chức cũ dạng silo và sự không tương ứng giữa công nghệ thông tin với lĩnh vực kinh doanh (IT/LOB).

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị