Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại RAM mới sử dụng ánh sáng chứ không phải điện để truyền thông tin

LI-RAM sử dụng ít điện hơn 10% so với các thanh RAM hiện tại, gần như không tỏa nhiệt và có độ bền cao hơn, hơn nữa, tốc độ truyền tải dữ liệu cũng nhanh hơn RAM thông thường.

Công cuộc tìm kiếm và khám phá công nghệ mới không bao giờ ngừng nghỉ cả, điều này mang lại những giá trị tích cực đối với tương lai của lĩnh vực máy tính học. Chừng nào mà khát vọng về một chiếc máy tính nhanh hơn, mạnh hơn còn đó, thì các nhà khoa học vẫn tiếp tục theo đuổi một mục tiêu hiện thực hóa những yêu cầu mà chúng ta đặt ra.

Một linh kiện mà chúng ta liên tục tìm tòi phương pháp giúp cho chúng trở nên nhanh hơn, mới hơn, thứ là cốt lõi của mọi công nghệ điện tử hiện nay – bộ nhớ RAM. Các nhà nghiên cứu tại đại học Victoria ở British Columbia, Canada, đã phát triển ra một loại vật liệu có khả năng gia tăng hiệu năng và độ tiết kiệm điện.

Nó được gọi là RAM cảm ứng ánh sáng (LI-RAM), nó cho phép sản xuất chip máy tính ở cấp độ phân tử,” theo như trang web chính thức của đại học Victoria miêu tả. Nhà khoa học hóa sinh Natia Frank, người đứng đầu dự án này, cho biết họ đang hướng tới mục tiêu làm giảm lượng điện tiêu thụ cũng như mức nhiệt mà các loại vi xử lý máy tính hiện nay tạo ra, đây hứa hẹn sẽ là bước đột phá vượt bậc về mặt năng lượng, các nhà nghiên cứu nhận định.

LI-RAM sử dụng ít điện hơn 10% so với các thanh RAM hiện tại, gần như không tỏa nhiệt và có độ bền cao hơn. Và quan trọng hơn cả, nó còn có tốc độ cao hơn hẳn. LI-RAM đặc biệt ở chỗ, thứ giúp nó truyền tải thông tin đến hệ thống không phải là điện, mà là ánh sáng.

Như bà Frank đã chỉ ra, “Vật liệu chế tạo ra LI-RAM có tính chất là di chuyển từ tính cực nhanh khi được tiếp xúc với ánh sáng xanh.” Thông tin được lưu trữ và xử lý trong mỗi phân tử, biến giả thuyết về “Universal memory” trở thành công nghệ thực.

Theo các nhà khoa học cho biết, công nghệ thông tin truyền thông chiếm khoảng 10% tổng số lượng điện tiêu thụ, và chúng tạo ra khoảng 3 tấn rác thải điện tử trên toàn thế giới. LI-RAM sẽ làm xoa dịu đi phần nào những lo lắng này bằng cách tận dụng tối đa điện năng và có tuổi thọ lâu hơn.

Những nhà nghiên cứu này đang lên kế hoạch để đa dạng hóa nhóm đối tượng khách hàng của LI-RAM, không chỉ dừng lại ở điện thoại, máy tính bàn hay các thiết bị điện tử gia dụng. Bà Frank giải thích, “Thiết bị này tỏ ra hết sức tiềm năng trong lĩnh vực chế tạo các thiết bị cảm biến hình ảnh trong y tế, pin năng lượng mặt trời và hàng loạt những công nghệ siêu nhỏ khác. Đây mới chỉ là bước khởi đầu mà thôi.”

Có lẽ chỉ trong thời gian ngắn tới, công nghệ này sẽ được đến tay người tiêu dùng thông qua các sản phẩm thương mại, và tin vui là hiện nó đã được một số nhà sản xuất thiết bị quốc tế đưa vào thử nghiệm và sẽ áp dụng nó để thực hiện điều trên sớm nhất có thể.

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với