Thụy Điển hỗ trợ Việt Nam xây thành phố thông minh

IOT VIET NAM – “Thụy Điển sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng thành phố thông minh gắn chặt với đảm bảo an toàn thông tin” bà Ann Linde – Bộ trưởng Thương mại và các vấn đề EU của Thụy Điển khẳng định trong chuyến thăm và làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông vào chiều 6/10.

Theo bà Ann Linde, từ một quốc gia nghèo nhất châu Âu cách đây 100 năm, Thụy Điển đã trở thành một quốc gia tiên phong về đổi mới sáng tạo nhờ mối quan hệ đối tác thành công giữa ba bên là nhà nước, doanh nghiệp và các trường đại học, cơ sở nghiên cứu. Trong chuyến thăm lần này, các doanh nghiệp Thụy Điển đặc biệt quan tâm đến việc Việt Nam sắp cấp phép 4G, phát triển đô thị thông minh, giao thông thông minh, môi trường thông minh….

Tiếp Bộ trưởng Thương mại và các vấn đề EU của Thụy Điển, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn chia sẻ, hiện Việt Nam có 26 doanh nghiệp viễn thông được cấp phép, trong đó có một số doanh nghiệp viễn thông, CNTT đạt tầm khu vực và quốc tế có tiềm lực mạnh cả về vốn, công nghệ, đội ngũ nhân lực và kinh nghiệm quản lý, khai thác như Tập đoàn Viettel , VNPT, Mobifone,  FPT, VTC…

Việt Nam đã tiến thành thử nghiệm công nghệ và mạng 4G và sẽ sớm cấp giấy phép chính thức cho các doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ 4G trong năm 2016. Về kế hoạch xây dựng thành phố thông minh, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, Viettel hiện đang triển khai dự án tại Đà Nẵng, VNPT hợp tác với  TP.HCM và ngày mai (7/10) sẽ ký với Lâm Đồng để xây dựng Đà Lạt thành thành phố thông minh. Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2020, sẽ xây dựng được 5 thành phố thông minh trên cả nước. Thành phố thông minh ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp cải thiện hạ tầng đô thị, giải quyết vấn đề cấp bách, nền tảng CNTT hiện đại giúp tăng năng lực cạnh tranh, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội.

Từ lâu Việt Nam và Thụy Điển đã hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Điển hình cho mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực TT&TT là quan hệ hợp tác giữa Ericsson, tập đoàn viễn thông hàng đầu của Thụy Điển với Việt Nam. Đây là tập đoàn viễn thông nước ngoài đầu tiên đầu tư vào Việt Nam, cung cấp thiết bị GSM, 3G cho các doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam. Trong thời gian tới, Ericsson sẽ tiếp tục tham gia hợp tác trong các dự án xây dựng  thành phố thông minh tại Việt Nam và các lĩnh vực khác như di động băng rộng, truyền hình, số hóa báo chí, các dự án xây dựng thành phố thông minh.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đề nghị phía Thụy Điển hỗ trợ đào tạo phát triển báo chí, viễn thông, tổ chức các hội thảo TT&TT tại Việt Nam và cấp học bổng đào tạo bồi dưỡng phóng viên báo chí, kỹ sư viễn thông, phát triển mạng băng rộng, IoT, thành phố thông minh.

Đối với các đề nghị và đề xuất từ phía Bộ TT&TT Việt Nam, Bộ trưởng Anne Linde cam kết, Thụy Điển sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng thành phố thông minh gắn chặt với đảm bảo an toàn thông tin. Bà cũng tin tưởng rằng, các giải pháp sáng tạo của Thụy Điển có thể giúp Việt Nam giải quyết những vấn đề đang nổi cộm như giao thông, năng lượng….

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với