Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong nội soi phát hiện polyp đại tràng

Các nhà nghiên cứu, chuyên gia nội soi, chuyên gia công nghệ thông tin của Việt Nam đã phát triển thành công phần mềm có sự ứng dụng của trí tuệ nhân tạo giúp tỷ lệ phát hiện polyp đại tràng khi nội soi đạt tới trên 95%.

Việc nghiên cứu phát triển thành công ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong nội soi phát hiện polyp đại tràng có ý nghĩa lớn trong điều trị bệnh, nhất là trong bối cảnh có quá nhiều ca nội soi thực hiện trong một ngày, nhân lực ngành y tế không đủ dễ dẫn tới bỏ sót tổn thương. Theo số liệu báo cáo được đưa ra bởi Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật, bệnh lý tiêu hóa gan mật ngày càng phổ biến, hiện chiếm khoảng 30% tổng số người bệnh đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Mỗi ngày, tại những trung tâm y tế lớn, số lượng ca nội soi được thực hiện là khoảng hơn 300 ca. Tuy nhiên, số lượng bác sĩ nội soi ước tính mới chỉ đáp ứng được 5-10% so với nhu cầu. Trong khi đó, polyp đại tràng, dạ dày lại khá phổ biến và dù xuất hiện bất cứ ở vị trí nào ở ống tiêu hóa thì cũng đều có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thậm chí có thể tiến triển thành ung thư.

Việc có quá nhiều ca nội soi trong khi đội ngũ bác sĩ và thiết bị y tế không đủ dễ dẫn đến bỏ sót tổn thương và không đảm bảo chất lượng nội soi, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn từ nội soi. Đặc biệt, có nhiều khả năng bỏ sót polyp khi bác sĩ non kinh nghiệm. Với các bác sĩ có tuổi nghề dưới 5 năm, khả năng bỏ sót polyp lên tới 40% trong khi với các bác sĩ có thâm niên, tay nghề cao, khả năng bỏ sót polyp từ 15-20%. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu, chuyên gia nội soi đến từ Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật, Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam, Liên Chi hội Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã kết hợp với các chuyên gia công nghệ thông tin của một số trường đại học, doanh nghiệp trong nước nghiên cứu xây dựng phần mềm nội soi phát hiện polyp đại tràng có sự ứng dụng của trí tuệ nhân tạo.

ung-dung-cua-tri-tue-nhan-taoTrí tuệ nhân tạo ngày càng được ứng dụng rộng rãi, giúp ngành y tế nâng cao hiệu quả chẩn đoán, điều trị bệnh (Ảnh internet)

Theo GS.TS. Đào Văn Long, Chủ tịch hội đồng sáng lập Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật, đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam sử dụng bộ cơ sở dữ liệu của bệnh nhân người Việt được gán nhãn, chuẩn hóa bởi các chuyên gia nội soi, từ đó xây dựng thuật toán học máy giúp phát hiện polyp đại tràng khi thực hiện nội soi. Kết quả bước đầu khi đưa vào ứng dụng thực tế cho thấy phần mềm rất khả thi, tỷ lệ phát hiện polyp đạt trên 95%, hứa hẹn sẽ đáp ứng tốt nhu cầu tầm soát, sàng lọc polyp và ung thư đại tràng của người dân. Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo, mục tiêu là sau khi phát hiện sẽ phân biệt được cơ bản polyp lành tính hay có khả năng dẫn tới ung thư để các bác sĩ đưa ra phương pháp, liệu trình điều trị tối ưu. Nhóm nghiên cứu cũng hi vọng rằng trong thời gian không xa sẽ kết nối với cơ sở dữ liệu lớn trong lĩnh vực nội soi ở các cơ sở y tế để tăng hiệu quả chẩn đoán.

Xu thế phát triển trí tuệ nhân tạo trên toàn cầu cùng những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ số, công nghệ lưu trữ, dữ liệu lớn đã tạo nên những bước ngoặt ở hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống. Lợi ích của trí tuệ nhân tạo không chỉ là giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí mà còn tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Trong lĩnh vực y tế, khi toàn bộ trí thức của nhân loại, thầy thuốc, y bác sĩ được tổng hợp lại trên big data, phân tích dựa trên các thuật toán, công nghệ máy tính, trí tuệ nhân tạo, thì sẽ tạo ra công cụ rất hữu ích hỗ trợ các y bác sĩ trong sứ mệnh chăm sóc sức khỏe người bệnh. Đã có nhiều ứng dụng của trí tuệ nhân tạo được áp dụng trong ngành y như trong các phần mềm chẩn đoán, điều trị bệnh, trong các robot và các thiết bị hỗ trợ, trong hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử… Trong tương lai, các ứng dụng AI trong ngành  y tế sẽ ngày càng phát triển, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả khám chữa bệnh.

Nguồn: Tổng hợp

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với