Ứng dụng IoT – Một giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các nhà máy

Sử dụng hiệu quả năng lượng sẽ giúp tiết giảm chi phí sản xuất, đồng thời giảm lượng khí thải carbon ra môi trường. Do đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp chú trọng việc tiết kiệm năng lượng với các giải pháp thông minh IoT.

Sự phát triển của IoT đã cách mạng hóa các hệ thống quản lý năng lượng, giúp chúng thông minh hơn, tiết kiệm được nhiều năng lượng hơn. Mỗi thiết bị IoT đều có thể kết nối với mạng và hệ thống quản lý sẽ thu nhập được nhiều thông tin thông qua các thiết bị này. Theo đó, các thông tin từ các thiết bị IoT sẽ được thu thập vào hệ thống dữ liệu trung tâm (thường là trên đám mây). Những thông tin này sẽ được các nhà khoa học dữ liệu sử dụng để đưa ra các kịch bản khác nhau dựa trên các thuật toán và trí tuệ nhân tạo AI, từ đó lựa chọn phương án phù hợp giúp tiết kiệm năng lượng nhất.

ung-dung-iot-giai-phap-tiet-kiem-nang-luong-1Ứng dụng các thiết bị IoT sẽ giúp tiết kiệm năng lượng cho các nhà máy (Ảnh internet)

Các hệ thống quản lý năng lượng được cung cấp bởi IoT đảm bảo cho tính sẵn sàng của các thiết bị, giúp các nhà máy nâng hiệu quả hoạt động sản xuất. Hệ thống các thiết bị IoT thông minh có thể giúp phát hiện cửa phòng lạnh đóng hay mở, thời gian bật tắt điện, điều chỉnh nhiệt độ/anh sáng phù hợp khi có người và khi không có người… từ đó giúp tiết kiệm năng lượng điện tiêu thụ một cách hiệu quả. Ngoài ra, nó còn có thể theo dõi mức tiêu thụ năng lượng tại các điểm khác nhau trong toàn bộ nhà máy, giúp dự đoán rò rỉ hoặc lãng phí năng lượng. Một công ty chế biến thực phẩm ở châu Âu đã đầu tư thiết bị giám sát năng lượng với chi phí khoảng 8 nghìn euro. Thiết bị này giúp công ty tiết kiệm 377 MWh điện mỗi năm, giảm 460 tấn khí CO2 phát thải ra môi trường, như vậy lợi tức lên đến 18,8 nghìn euro.

Lợi ích của IoT đã được chứng thực qua nhiều ví dụ thực tế, ở các công ty triển khai ứng dụng sớm. Chẳng hạn như nhà máy thông minh Schneider Electric ở Pháp – một trong những nhà máy thông minh nhất trên toàn cầu theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Nhờ tích hợp các công nghệ IoT vào thiết bị, kết nối máy và hệ thống, tận dụng tốt các thông tin từ hệ thống phân tích dữ liệu, nhà máy Schneider Electric đã tăng năng suất lên 7% đồng thời tiết kiệm năng lượng lên đến 30%. Theo báo cáo của McKinsey & Company – công ty hàng đầu thế giới về tư vấn quản lý và chiến lược kinh doanh, số lượng các doanh nghiệp sử dụng IoT ngày càng tăng, nếu tính riêng trong giai đoạn 2014-2019 đã tăng từ 13% lên đến 25%. Số lượng các thiết bị IoT trên toàn thế giới cũng tăng mạnh, ước tính sẽ có 75 tỷ thiết bị IoT được lắp đặt vào năm 2025 (con số này gấp 5 lần so với thời điểm năm 2015). Các ứng dụng của IoT cũng đa dạng, không chỉ công nghiệp mà cả nông nghiệp, dịch vụ y tế, bán lẻ…

ung-dung-iot-giai-phap-tiet-kiem-nang-luong-2Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời cũng giúp doanh nghiệp chi phí sử dụng điện (Ảnh: Vũ Phong Solar)

Bên cạnh ứng dụng IoT để tiết kiệm năng lượng, một xu hướng cũng được ngày càng nhiều nhà máy áp dụng là tận dụng nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời để tiết kiệm chi phí sử dụng điện. Điện tạo ra từ các tấm pin năng lượng mặt trời (được lắp trên mái nhà xưởng, mái nhà để xe, khu đất trống trong khuôn viên nhà máy…) sẽ cung cấp trực tiếp cho các thiết bị sử dụng điện như máy móc sản xuất, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều hòa nhiệt độ… Sự kết hợp của việc ứng dụng IoT và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời không chỉ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí điện năng mà còn góp phần giảm bớt tiêu thụ điện từ lưới điện quốc gia – có tỷ lệ lớn là sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện phát thải nhiều khí CO2 gây ô nhiễm môi trường.

Ngày 07/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn năm 2020-2025, yêu cầu cả nước phấn đấu mỗi năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ. Với các doanh nghiệp sản xuất, chỉ thị nêu rõ cần:

– Xây dựng và thực hiện các giải pháp giúp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, chẳng hạn như như: đảm bảo sử dụng đúng công suất và biểu đồ phụ tải; thực hiện kế hoạch sản xuất hợp lý; hạn chế tối đa việc huy động các thiết bị, máy móc có công suất tiêu thụ điện lớn vào giờ cao điểm; hạn chế tối đa các thiết bị điện hoạt động không tải.

– Lắp đặt, tích hợp vào hệ thống năng lượng nội bộ các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió; ưu tiên sử dụng các thiết bị được dán nhãn năng lượng hiệu suất cao.

Nguồn: Tổng hợp

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với