Công nghệ mạng 5G bùng nổ – Thách thức mới cho cơ sở hạ tầng năng lượng

Công nghệ mạng 5G và các công nghệ IoT, AI… hứa hẹn mạng lưới kết nối thông minh nhưng cũng tạo ra thách thức không nhỏ cho cơ sở hạ tầng năng lượng khi đòi hỏi nguồn điện năng rất lớn.

Tiêu thụ năng lượng tăng, chi phí xây dựng, vận hành và bảo trì cao

Sự phát triển với tốc độ nhanh của các công nghệ mới như công nghệ mạng 5G, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo AI, big data, IoT… đã khởi động quá trình chuyển đổi sổ, hứa hẹn một tương lai bùng nổ của kỹ thuật số, mọi thứ đều thông minh và được kết nối với nhau. Cả thế giới đang chú ý đến sự phát triển của 5G và những thành tựu mà nó sẽ mang lại cho nhân loại. Tuy nhiên, song song với những hứa hẹn thành tựu, việc xây dựng 5G và các trung tâm dữ liệu với quy mô lớn cũng đặt ra những thách thức to lớn cho nền tảng năng lượng. Do làm tăng sản lượng điện tiêu thụ, việc phát triển mạng 5G đại trà ở các quốc gia sẽ làm tăng chi phí xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống năng lượng, thời gian xây dựng hệ thống cũng sẽ kéo dài.

Theo ông Zhou Taoyuan – Chủ tịch sản phẩm điện kỹ thuật số Huawei, trong bối cảnh công nghệ mạng 5G và các công nghệ IoT, AI… đang có những bước phát triển nhanh chóng, một trong những yếu tố cạnh tranh quan trọng của nền kinh tế số chính là năng lượng – nền tảng của thế giới số.

Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, trạm năng lượng hiện tại không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của các trạm 5G, do vậy rất cần thiết phải cải cách và đổi mới trong lĩnh vực này. Việc phát triển số hóa, hệ thống điện 5G thông minh và tích hợp sẽ tạo nền tảng năng lượng phù hợp cho phép triển khai công nghệ mạng 5G nhanh hơn, với chi phí hợp lý hơn và đơn giản hơn.

cong-nghe-mang-5gViệc xây dựng, vận hành hệ thống để phát triển công nghệ mạng 5G đại trà trên toàn cầu đòi hỏi lượng điện năng tiêu thụ rất lớn (Ảnh minh họa internet)

Chi phí điện sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà khai thác

Theo một số thống kê, hiện trên thế giới có hơn 1 triệu trạm gốc 5G, số lượng người sử dụng công nghệ mạng 5G toàn cầu sẽ đạt 190 triệu vào cuối năm nay và tăng lên 2,8 tỷ người vào cuối năm 2025. Trong khi đó, số lượng tủ rack tại các trung tâm dữ liệu 5G trên toàn cầu đã đạt 17 triệu tủ vào năm 2019 và dự kiến tăng trưởng thêm một triệu tủ mỗi năm. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, chi phí điện năng sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các nhà khai thác.

Tuy nhiên, bài toán đặt ra là việc quản lý năng lượng theo cách truyền thống khiến hiệu quả hoạt động thấp, chi phí vận hành, bảo trì hệ thống năng lượng cao. Do đó, rất cần các giải pháp điện kỹ thuật số đơn giản, thông minh để giải quyết bài toán này.

Phát triển điện mặt trời – Một giải pháp cho vấn đề điện năng tiêu thụ của công nghệ mạng 5G

Phát triển điện mặt trời được xem là một giải pháp giúp giải quyết vấn đề về nguồn điện năng tiêu thụ khi phát triển công nghệ mạng 5G. Nhiều quốc gia đã và đang đạt những kết quả khả quan khi phát triển điện mặt trời, giúp chi phí điện mặt trời thấp hơn so với chi phí từ điện than. Ở một số quốc gia, điện mặt trời thậm chí đang cạnh tranh tốt so với điện truyền thống. Khi đó, điện mặt trời không cần các trợ giá của Chính phủ, các nhà đầu tư tập trung phát triển điện mặt trời thuần túy là đầu tư về thương mại. Đây chính là động lực về kinh tế của việc phát triển điện năng lượng mặt trời. Còn trước đó, 2 động lực chính phát triển điện mặt trời là chính sách của Chính phủ và nhu cầu của nền kinh tế.

Khi điện mặt trời và các nguồn điện năng lượng tái tạo phát triển, sẽ bổ sung nguồn điện sạch với chi phí phải chăng cho hạ tầng năng lượng, đáp ứng được nhu cầu điện cho sự tăng trưởng bùng nổ của công nghệ mạng 5G. Trong khu vực, Việt Nam được đánh giá sẽ là quốc gia triển khai mạng 5G sớm hàng đầu, dự kiến vào năm 2021. Với sự kết nối chặt chẽ và hiệu quả cao của mạng 5G, công nghệ IoT sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.

Nguồn: Tổng hợp

 

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với