Cựu vương Nokia: từ buôn giấy vệ sinh, lốp xe đến đỉnh cao điện thoại và bây giờ là gì đây?

Nokia vẫn luôn luôn tìm kiếm môt hướng đi rộng mở cho tương lai.

Nokia đã từng là hãng điện thoại thành công nhất thế giới. Nhưng không có gì là mãi mãi. Vào năm 2014, mảng di động một thời lừng lẫy của Nokia đã rơi vào tay người khổng lồ Microsoft và vào cuối năm đó thương hiệu Nokia đã chính thức bị Microsoft xóa bỏ. Nhiều người đã tưởng đây là dấu chấm hết của cái tên Nokia huyền thoại, nhưng không, thương hiệu này vẫn tiếp tục tồn tại.

Sau thất bại cay đắng ở mảng điện thoại di động, Nokia Group đã tập trung vào kinh doanh những thiết bị mạng cao cấp, phần mềm viễn thông và các dịch vụ internet. Tuy không có vẻ “hoành tráng” như sản xuất điện thoại nhưng ngành kinh doanh này đã mang đến cho Nokia thu nhập thực tế hơn 14 tỷ USD trong năm ngoái.

Nhưng Nokia vẫn mong muốn có thể trở lại thị trường điện tử tiêu dùng một lần nữa.

Nokia vừa công bố rằng hãng sẽ mua lại công ty điện tử Withings, có trụ sở tại Pháp. Đây là công ty chuyên sản xuất những thiết bị gia đình thông minh và các sản phẩm đeo thông minh, như các thiết bị đo nhiệt độ công nghệ cao, cân thông minh, hay đồng hồ thông minh Activité. Nokia mua lại Withings với mức giá không quá cao là 191 triệu USD, chỉ là một con số nhỏ khi so với số tiền 16,6 tỷ USD mà hãng bỏ ra để mua lại công ty mạng viễn thông Alcatel-Lucent.

cuu-vuong-nokia-tu-buon-giay-ve-sinh-lop-xe-den-dinh-cao-dien-thoai-va-bay-gio-la-gi-day
Smartwatch của Withings

Tại sao hãng lại đầu tư vào mảng điện tử tiêu dùng khi mà đã đặt cược rất lớn vào ngành kinh doanh cơ sở hạ tầng mạng? Nokia là một công ty cổ phần, như công ty mẹ của Google là Alphabet, và Nokia đã là một công ty cổ phần từ rất, rất lâu về trước.

Từ… giấy vệ sinh cho đến… lốp xe

Lịch sử của Nokia bắt đầu khi là một nhà máy sản xuất gỗ giấy công nghiệp được thành lập ở phía nam Phần Lan vào năm 1865. Sau nhiều thập kỷ, Nokia đã dần đi vào ngành công nghiệp điện tử khi bắt đầu sản xuất điện năng và điện thoại. Vào những năm 1960, Nokia kinh doanh rất nhiều thứ từ giấy vệ sinh cho đến lốp xe. Nhưng vào cuối những năm 1980, công ty đã quyết định từ bỏ rất cả các lĩnh vực khác để tập trung vào ngành viễn thông.

Cùng với Motorola, Nokia đã góp phần rất lớn vào việc phát triển ngành công nghiệp di động vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, và vào năm 1998, Nokia đã trở thành hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới.

cuu-vuong-nokia-tu-buon-giay-ve-sinh-lop-xe-den-dinh-cao-dien-thoai-va-bay-gio-la-gi-day (1)
Nokia 9000 Communicator

Nhưng vào năm 2012, Nokia đã đánh mất danh hiệu này vào tay Samsung. Và doanh thu của hãng trong mảng di động liên tục sụt giảm. Dù Nokia là hãng tạo ra một trong những chiếc điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới, chiếc Nokia 9000 Communicator vào năm 1996, nhưng Apple và Google mới là hai cái tên nổi bật trong việc phổ biến smartphone đến với mọi người và thuyết phục khách hàng rằng họ cần Internet di động.

Việc rút chân ra khỏi ngành công nghiệp di động và tập trung vào việc phát triển mạng có vẻ là một động thái khôn ngoan của Nokia. Vào năm 2013, cũng là năm cuối cùng mà Nokia sản xuất điện thoại trước khi bán mảng di động cho Microsoft, hãng có thu nhập thực tế là 14,3 tỷ USD, giảm 17% so với năm 2012. Năm ngoái, công ty cũng có thu nhập tương đương nhưng dù đã không còn tham gia vào thị trường điện thoại.

Vậy thì tại sao hãng lại cần Withings? Tại sao lại muốn quay trở về chiến trường mà mình đã bị đánh tơi bời? Vấn đề nằm ở chỗ Nokia Technology, một chi nhánh riêng của Nokia, từ lâu đã manh nha thị trường khác. Vào năm 2014, chi nhánh này đã giới thiệu chiếc máy tính bảng chạy Android là N1, vốn chỉ được bán chính thức tại thị trường Trung Quốc. Nokia Technology cũng từng sản xuất máy quay phim thực tế ảo OZO có giá 50.000 USD dành cho các đài truyền hình và nhà sản xuất nội dung. Với Withings, Nokia đang muốn nhắm đến công nghệ hỗ trợ sức khỏe cá nhân, vốn được nhiều người cho rằng là tiềm năng lớn trong thị trường.

cuu-vuong-nokia-tu-buon-giay-ve-sinh-lop-xe-den-dinh-cao-dien-thoai-va-bay-gio-la-gi-day (2)
OZO VR Camera

Nhưng cái thị trường trong mơ đấy hiện tại vẫn chưa tỉnh giấc. Ngay cả các thứ liên quan đến “Internet of Things” cũng đang gặp khó khăn về doanh số. Nokia cũng có khả năng phải đối mặt với những đối thủ cực kỳ nguy hiểm, bao gồm các công ty đã từng đánh bại hãng trên thị trường smartphone.

Cũng có thể Nokia đang có chung tầm nhìn với Alphatbet khi mua Withings và sản xuất OZO: liên tục đầu tư vào những thứ có thể trở thành xu hướng trong tương lai, như hãng đã từng làm với ngành điện tử và điện thoại. Nếu như vậy, Nokia ngày nay vẫn là chính mình, vẫn luôn luôn tìm kiếm môt hướng đi rộng mở cho tương lai.

Theo Cafef.vn

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị