IBM mở trung tâm nghiên cứu IoT tại Đức

Trong khi các dịch vụ kinh doanh truyền thống không mang lại lợi nhuận cho IBM thì doanh nghiệp này đang hướng đến thị trường mới, triển vọng nhiều hơn là IoT.

Có lẽ những nhạc sỹ thực thụ sẽ không mấy ấn tượng với khả năng soạn nhạc của Watson trong một chiến dịch quảng cáo của IBM về cỗ siêu máy tính này của hãng này vốn có thể hiểu được ngôn ngữ và bắt chước khả năng lý giải của não người (xem thêm clip trong bài).

Nhưng IBM vẫn dựa vào tính sáng tạo của Watson, hướng chiếc siêu máy tính của hãng đến với xu hướng Internet of Things (IoT) để kích thích nhu cầu phân tích dữ liệu và điện toán đám mây.

Theo ông Harriet Green – Phó chủ tịch kiẹm Tổng giám đốc về IoT trong giáo dục tại IBM, bộ phận IoT của hãng sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc đem lại doanh thu và lợi nhuận của IBM trong vòng 5 năm nữa. IBM vừa khai trương một trụ sở mới tại Munich (Đức), chuyên xây dựng ứng dụng cho Watson và các thiết bị kết nối Internet. Cơ sở này và 8 trung tâm khác rải khắp toàn cầu là một phần trong số đầu tư 3 tỷ USD của IBM chuyên để nghiên cứu ứng dụng Watson vào IoT.

Sau 14 quý liền doanh thu sụt giảm, IBM đang tìm hướng phát triển mới, khi mà các mảng dịch vụ CNTT và phần mềm truyền thống không béo bở như xưa nữa. Còn mảng IoT có tuổi đời chưa tới 1 năm và hiện chiếm chưa đến 1% doanh thu hằng năm khoảng 93 tỷ USD của IBM.

Trụ sở mới của IBM ở Munich là đầu tư lớn nhất mà IBM đổ vào châu Âu trong hơn hai thập kỷ qua, và sẽ là nơi hãng thuê khoảng 1.000 nhà khoa học về dữ liệu, chiếm khoảng 1/2 tổng nhân sự mà hãng tập trung cho IoT.

IoT là ý tưởng sử dụng Internet để thu thập dữ liệu, và trong nhiều trường hợp, những thiết bị đó có thể được điều khiển từ xa, như các vật dụng gia đình, từ bàn là/bàn ủi, bàn chải đánh răng… cho đến đèn giao thông.

Theo bà Green, IBM hiện có hàng trăm khách hàng đã sử dụng các dịch vụ kết nối Internet của Watson. IBM đã hợp tác với chính phủ Trung Quốc để tìm cách giảm mức ô nhiễm tại Bắc Kinh và với Tây Ban Nha để cải thiện dịch vụ cứu thương. Còn tại Munich, IBM sẽ hợp tác với ALlianz SE để tìm cách tăng cường quy trình bảo hiểm cho người dân.

IBM chọn Munich làm trụ sở mới bởi vì Đức có nhiều sản phẩm tiêu dùng phù hợp để tích hợp chức năng web vào. Đức cũng quan tâm rất nhiều đến bảo mật dữ liệu và sở hữu trí tuệ.

Tám trung tâm nghiên cứu IoT trên toàn cầu, mỗi trung tâm đều có kế hoạch nghiên cứu những sản phẩm, dịch vụ liên quan đến các ngành công nghiệp thế mạnh ở địa phương ấy. Thành phố Munich và trung tâm IBM tại đây sẽ hướng nhiều hơn đến công nghiệp ô tô, tự động hóa và thị trường bảo hiểm, trong khi trung tâm IBM ở Bắc Kinh và Sao Paulo sẽ chú trọng đến hệ thống bán lẻ và ô nhiễm môi trường.

Theo PCWorld

Bạn có quan tâm tới

Gần 90% tổ chức tại APAC sẽ ứng dụng IoT vào năm 2019

Theo dự báo của hãng phân tích thị