Phát triển điện mặt trời Bình Dương: Một giải pháp chiến lược?

- in Năng lượng sạch

Tập trung lượng lớn các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp, thu hút đông đảo người lao động nhập cư từ khắp cả nước, việc đầu tư phát triển điện mặt trời Bình Dương có ý nghĩa quan trọng giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của địa phương.

“Thủ phủ công nghiệp” tại Việt Nam

Tách ra từ tỉnh Sông Bé vào năm 1997, đến nay mới chỉ hơn 20 năm nhưng Bình Dương đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, có thể nói là “thay da đổi thịt” từng ngày để trở thành một điểm sáng trên bản đồ kinh tế Việt Nam. Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt 80,17% vào năm 2019 và dự kiến sẽ đạt 82% vào năm nay, cao hơn nhiều so với tỷ lệ đô thị hóa trung bình của cả nước (39,2% năm 2019). “Cú hích” cho sự phát triển đột phá này xuất phát từ việc Bình Dương chú trọng xây dựng các khu công nghiệp tập trung và trở thành một “thủ phủ công nghiệp” tại Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương đang sở hữu 48 khu, cụm công nghiệp với diện tích hơn 10.000 ha, chiếm khoảng 25% diện tích khu công nghiệp toàn miền Nam. Ngoài hơn 36.400 doanh nghiệp Việt, tại Bình Dương còn có hơn 3.600 dự án FDI. Địa phương này hiện nằm trong Top 3 các tỉnh thành dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI (vốn đầu tư nước ngoài).

phat-trien-dien-mat-troi-binh-duong-mot-giai-phap-chien-luoc-1Bình Dương là một “thủ phủ công nghiệp” với nhiều khu công nghiệp lớn (Ảnh internet)

Bình Dương cũng đang thực hiện Đề án xây dựng thành phố thông minh và 2 lần được vinh danh trong danh sách Smart 21, là một trong các đô thị có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu thế giới năm 2020. Với tốc độ phát triển kinh tế ấn tượng và cơ sở hạ tầng được hoàn thiện từng ngày, Bình Dương trở thành điểm đến được lựa chọn hàng đầu trong xu hướng dịch chuyển ra các vùng ven TP.HCM.

Tất nhiên, sự phát triển luôn đi kèm những thách thức. Một trong các thách thức đó là nguồn năng lượng, nhất là trong bối cảnh cả nước đang đứng trước nguy cơ thiếu điện trầm trọng trong tương lai gần.

Điện mặt trời – giải pháp cho bài toán về năng lượng của Bình Dương

Tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp lớn, quy tụ đông đảo người lao động nhập cư, nhu cầu năng lượng ở Bình Dương rất lớn. Điện mặt trời đang được xem là giải pháp hoàn hảo cho bài toán này khi Bình Dương có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi với tổng số giờ nắng trung bình trong năm lên đến 2.200-2.800 giờ, lượng bức xạ mặt trời trung bình năm khoảng 4,5 kWh/m2/ngày. Tiềm năng phát triển điện mặt trời Bình Dương thuộc nhóm tốt nhất tại khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Đặc biệt, ngoài điện mặt trời dân dụng trên mái nhà của các hộ gia đình, Bình Dương còn có tiềm năng rất lớn để phát triển điện mặt trời tại các khu công nghiệp. Thậm chí, đây có thể trở thành thế mạnh của Bình Dương nếu được khai thác hiệu quả.

phat-trien-dien-mat-troi-binh-duong-mot-giai-phap-chien-luoc-2Tổng số giờ nắng lớn, lượng bức xạ mặt trời cao là điều kiện thuận lợi để phát triển điện mặt trời Bình Dương

Việc phát triển điện mặt trời Bình Dương sẽ mang lại nhiều lợi ích, như:

  • Tạo nguồn điện sạch bổ sung vào nguồn điện hiện hữu, giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sinh hoạt và sản xuất trong địa bàn tỉnh. Với cơ sở hạ tầng hiện có và tiến trình thực hiện Đề án xây dựng thành phố thông minh, điện mặt trời hiện là nguồn năng lượng tối ưu nếu đánh giá về mức độ ô nhiễm, tiện ích và bền vững tại Bình Dương.
  • Tạo thế mạnh và sự tin tưởng để Bình Dương tiếp tục thu hút các nguồn vốn đầu tư, cả đầu tư trong nước và vốn FDI. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường đang chứng kiến làn sóng nhiều công ty di dời nhà máy sang Việt Nam sau căng thẳng thương mại Mỹ – Trung và dịch bệnh COVID-19, Bình Dương có thể đón đầu xu hướng này để tiếp tục phát triển bất động sản công nghiệp, đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trên địa bàn trong vai trò cung ứng nguyên vật liệu, lao động, logistics…
  • Phát triển điện mặt trời là phát triển nguồn điện sạch, thân thiện với môi trường, đang là xu hướng của toàn cầu. Đông đảo người dân và doanh nghiệp tham gia đầu tư điện năng lượng mặt trời không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế (đối với người đầu tư) mà còn tạo hình ảnh phát triển bền vững cho tỉnh Bình Dương. Điều này có ý nghĩa rất lớn để thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoại.

Để khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia phát triển điện mặt trời Bình Dương, cơ quan chức năng tỉnh đã đưa ra nhiều chính sách, tổ chức các cuộc hội thảo, các buổi tuyên truyền về điện mặt trời, hướng dẫn thủ tục đấu nối lưới điện, cơ chế mua bán điện tạo ra từ hệ thống điện năng lượng mặt trời… Theo ghi nhận của Vũ Phong Solar, vài năm trở lại đây, điện mặt trời Bình Dương đang có những bước tiến khả quan. Điều đó thể hiện ở việc không chỉ nhiều dự án điện mặt trời được triển khai, đi vào hoạt động mà sự quan tâm của người dân và doanh nghiệp dành cho điện mặt trời ngày càng nhiều, hứa hẹn sự tăng trưởng cao hơn nữa trong thời gian tới.

phat-trien-dien-mat-troi-binh-duong-mot-giai-phap-chien-luoc-3Vũ Phong Solar chuyên thi công, lắp đặt các dự án điện mặt trời với kinh nghiệm hơn 11 năm

Hơn 11 năm phát triển với sứ mệnh mang nguồn điện sạch đến với mọi người, Vũ Phong Solar đã thi công, lắp đặt hàng nghìn công trình điện mặt trời trên khắp cả nước, trong đó có rất nhiều dự án ở Bình Dương – nơi đặt trụ sở chính của Vũ Phong Solar. Đặc biệt, Vũ Phong Solar có hình thức hợp tác BOT điện mặt trời, là giải pháp giúp doanh nghiệp sở hữu hệ thống điện mặt trời mà không chiếm dụng vốn kinh doanh. Chỉ cần tận dụng mái nhà xưởng hiện hữu, không cần bỏ tiền đầu tư, doanh nghiệp vẫn được sở hữu hệ thống điện mặt trời trị giá hàng chục tỉ đồng. Đã có nhiều công ty tại Bình Dương hợp tác với Vũ Phong Solar theo hình thức này, như Công ty Bao bì Đông Nam Việt (tổng công suất hệ thống điện mặt trời gần 2.000 kWp), Công ty bao bì Nhựa Thái Dương (công suất hệ thống 800.4 kWp)…

Như vậy, phát triển điện mặt trời Bình Dương không chỉ đơn thuần là bài toán kinh tế (tiết kiệm tiền điện mỗi tháng, tạo thu nhập thụ động nhờ bán điện dư) mà còn có thể xem là một giải pháp chiến lược cho vấn đề năng lượng của địa phương, tạo cơ sở cho những bước đột phá tiếp theo, để Bình Dương đạt được những thành tựu xứng với tiềm năng và những nỗ lực thời gian qua.

Nguồn: Vuphong.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với