Robot và trí tuệ nhân tạo đang thay đổi tương lai của các nhà máy

Trí thông minh nhân tạo (AI) và Robot đã giúp giảm thiểu sai sót trong bảo trì, tăng năng suất và chất lượng hoạt động, đồng thời giảm thiểu tai nạn lao động trong các nhà máy sản xuất hiện đại.

Một nghiên cứu mới của PWC cho thấy, việc ứng dụng phân tích dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động bảo trì trong sản xuất có thể tăng đến 38% trong 5 năm tới. Công nghệ này cho phép các công ty hiểu hơn về các dây chuyền lắp ráp, đồng thời dự đoán trước các lỗi bảo trì; nhờ vậy, các công ty sản xuất không còn quá phụ thuộc vào lịch bảo trì cố định. Việc bảo trì quá sớm có thể vừa lãng phí công, vừa bỏ sót các lỗi kỹ thuật. Ngược lại, việc bảo trì chậm trễ có thể gây trục trặc trong quá trình sản xuất và giảm tuổi thọ máy móc, thiết bị.

Nếu có thể tiên đoán lỗi kỹ thuật, các nhà máy có thể tránh tình trạng đứt đoạn sản xuất, cải thiện tuổi thọ máy móc, thiết bị và ổn định hoạt động sản xuất. Trong đó, robot thông minh với khả năng thực hiện các thao tác phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao, có thể sớm thay thế cho con người trong các công đoạn tốn sức hoặc nguy hiểm, từ đó tăng năng suất và mức độ an toàn trong các nhà xưởng.

Mặc dù robot có thể thay thế con người hoàn toàn trong các công đoạn nguy hiểm, nhưng chúng vẫn cần người điều khiển và giám sát trong nhiều trường hợp.

Các thế hệ robot trí tuệ nhân tạo tiếp theo sẽ được thiết kế để làm việc bên cạnh con người, cũng như quản lý các tiêu chuẩn an toàn và năng lực sản xuất bên cạnh khả năng thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại. Chúng có thể được lập trình để nhận biết các nguy cơ cho con người trong quá trình tương tác. Các cảm biến cấy trên các cánh tay robot giúp nhận biết khoảng cách với con người, từ đó robot có thể điều khiển biên độ hoạt động cho phù hợp.

Sự tăng trưởng của AI cho thấy, robot cũng có các năng lực hợp tác và tự kiểm soát như con người, có thể tự linh động trong trường hợp có con người ở gần và không còn là những hệ thống máy móc vô tri vô giác hoạt động theo sự lập trình và quỹ đạo cứng nhắc nữa.

Triết lý này phù hợp với tầm nhìn của Epson về công nghệ robot thông minh và các cảm biến tinh xảo, được thiết kế để hỗ trợ các nhà máy thông minh trong thời đại công nghiệp 4.0. Ví dụ, hệ thống thị giác của Epson cho phép các robot “quan sát” qua camera, còn các thuật toán giúp chúng có thể nhận biết màu sắc và hình dạng, cũng như vị trí và phương hướng của các vật thể. Trong dây chuyền sản xuất, các robot này có thể tự căn chỉnh vị trí các bộ phận lắp ráp, kể cả khi chúng không ở vị trí thông thường.

Robot Epson được tích hợp cảm biến lực với công nghệ áp điện độc quyền từ Epson, có thể phản ứng với áp lực tối thiểu. Điều này cho phép robot thực hiện các thao tác phức tạp như lắp ráp chính xác các bộ phận tinh vi.

Trong các nhà máy thông minh tương lai, để tăng cường tương tác với con người, các robot có thể được con người điều khiển qua kính thông minh và thực tế ảo. Sự kết hợp của công nghệ robot với thực tế ảo rất hữu dụng trong các trường hợp hỗ trợ kỹ thuật từ xa, giúp các kỹ sư có thể chẩn đoán lỗi kể cả khi họ không thực sự nhìn thấy robot.

Chẳng hạn là kính thông minh Moverio từ Epson tận dụng thực tế ảo để hiển thị đồng thời tầm nhìn của các kỹ sư, giúp họ chẩn đoán và sửa chữa vấn đề mà không cần có mặt tại hiện trường.

AI và robot có vai trò quyết định đối với tương lai của ngành công nghiệp sản xuất. Do đó, để tồn tại và cạnh tranh trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, các nhà sản xuất được khuyên là nên sớm ứng dụng công nghệ robot thông minh, từ đó thúc đẩy tốc độ tăng trưởng giữa một thị trường sôi động.

Theo 24h.com.vn

Bạn có quan tâm tới

17 mục tiêu phát triển bền vững là gì, ra đời từ khi nào?

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với