Chiều ngày 23 tháng 8 năm 2023, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã chia sẻ nhiều giải pháp năng lượng để đáp ứng nhu cầu của các thành phố đang phát triển ở Việt Nam. Diễn đàn có sự tham gia chia sẻ của ông Phạm Nam Phong – Nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT Vũ Phong Energy Group.
- Giá điện sắp tăng, giải pháp nào cho doanh nghiệp nhằm tối ưu chi phí năng lượng?
- Ứng dụng IoT – Một giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các nhà máy
- Giải pháp năng lượng sạch cho doanh nghiệp ngành nhựa
Diễn đàn Thành phố Thông minh & Bền vững (SSC) được Trường Đại học RMIT Việt Nam (Australia) tổ chức lần đầu tiên vào tháng 01/2021 nhằm mang đến một nền tảng chung để các đơn vị, tổ chức chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về các vấn đề phát triển bền vững đối với các đô thị Việt Nam. Diễn đàn có sự tham gia chia sẻ của nhiều diễn giả là lãnh đạo chính phủ; lãnh đạo, chuyên gia từ các tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu trong ngành, Đại học RMIT và nhiều trường đại học uy tín khác…
Giải pháp năng lượng cho các thành phố tại Việt Nam
Tiếp nối thành công của diễn đàn SSC lần thứ nhất và lần thứ hai, Trường Đại học RMIT Việt Nam (Australia) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (HIDS) tổ chức Diễn đàn SSC lần thứ 3, tập trung vào hai nhu cầu quan trọng của các thành phố đang phát triển tại Việt Nam: nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng và năng lượng sạch hơn, cũng như nhu cầu về nguồn lao động kỹ thuật số.
Diễn đàn có sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành từ Việt Nam và quốc tế
Tại Diễn đàn, các nhà lãnh đạo, chuyên gia hàng đầu tại các cơ quan ban ngành, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp đầu ngành… đến từ trong nước và quốc tế như Australia, Singapore, Italy… đã cùng nhau chia sẻ về bài toán năng lượng và nguồn nhân lực kỹ thuật số cũng như các giải pháp cho nhu cầu kép này trong phát triển các thành phố bền vững tại Việt Nam. Trong đó, riêng ở lĩnh vực năng lượng, nhiều giải pháp đã được các chuyên gia đầu ngành chia sẻ và thảo luận sôi nổi, như điện mặt trời mái nhà, điện gió, các giải pháp xe điện…
Tại Việt Nam, điện mặt trời mái nhà có tiềm năng
Là diễn giả trong phiên thảo luận về năng lượng tái tạo, ông Phạm Nam Phong – Nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT Vũ Phong Energy Group – đã chia sẻ về các giải pháp kỹ thuật, tài chính nhằm phát triển điện mặt trời mái nhà cho thành phố bền vững. Tại Việt Nam, điện mặt trời mái nhà có tiềm năng phát triển rất lớn, chỉ tính riêng tại TP.HCM đã có tiềm năng hơn 5.000 MWp; hơn nữa lại có thể ứng dụng linh hoạt trên các mái nhà hộ gia đình, nhà máy doanh nghiệp, văn phòng, trung tâm thương mại… mà không gây áp lực lên lưới điện truyền tải và phân phối do hình thức tự sản tự tiêu.
Ông Phạm Nam Phong – Nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT Vũ Phong Energy Group – chia sẻ tại Diễn đàn
Theo ông Phạm Nam Phong, hiện nay, việc ứng dụng công nghệ trong phát triển, vận hành hệ thống điện mặt trời cũng tiến bộ rất nhanh với nhiều giải pháp thông minh, tự động hóa, số hóa. Kết hợp các giải pháp lưu trữ, Power – to – X như xe điện cũng sẽ là một động lực để phát triển và tận dụng nguồn năng lượng sạch từ mặt trời. Những điều này cũng sẽ mở ra các cơ hội việc làm trong tương lai cho nguồn nhân lực trẻ.
Tại Diễn đàn, ông Phạm Nam Phong cũng chia sẻ ngắn gọn về giải pháp cho bài toán tài chính – một bài toán đặc biệt quan trọng trong phát triển điện mặt trời mái nhà, đó là sự tham gia của các đơn vị đầu tư với phương án hợp tác mua bán điện PPA (Power Purchase Agreement). Vũ Phong Energy Group là đơn vị tiên phong triển khai mô hình PPA tại Việt Nam và hiện đang đồng hành với hàng loạt doanh nghiệp lớn đầu ngành nhờ cung cấp giải pháp sử dụng điện mặt trời với giá rẻ mà không phải bỏ vốn đầu tư hệ thống thông qua mô hình này. (Xem thêm về mô hình PPA tại đây)
Một hệ thống điện mặt trời trên mái nhà máy doanh nghiệp sản xuất được triển khai theo mô hình PPA (Power Purchase Agreement)
Với các thành phố bền vững, nhu cầu năng lượng còn gắn với năng lượng sạch hơn, để góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Theo kết quả báo cáo kiểm kê khí nhà kính tại TP.HCM, trong tổng lượng phát thải gần 57,6 triệu tấn CO2 tương đương, lĩnh vực năng lượng cố định và giao thông chiếm đến 93,6%, trong đó năng lượng 57,4%, giao thông 36,2%. Việc phát triển và tận dụng hiệu quả điện mặt trời mái nhà nói riêng, các nguồn năng lượng tái tạo nói chung, sẽ không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu điện cho các thành phố mà còn góp phần giảm phát thải CO2, để cùng hướng tới mục tiêu chung của quốc gia là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị COP26.
Nguồn: Vũ Phong Energy Group